tailieunhanh - Hoa kiều trong chính sách cứu nạn biển của nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX

Bài viết này tập trung làm rõ các mức ân cấp của triều đình nhà Nguyễn đối với người bị nạn là các Hoa kiều, thể hiện vị trí quan trọng của nhà Thanh trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX. | HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ 11 2019 HOA KIỀU TRONG CHÍNH SÁCH CỨU NẠN BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN ĐẦU THẾ KỶ XIX PHẠM THỊ THƠM Học viên cao học Khoa Việt Nam học và tiếng Việt Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG Hà Nội Email Tóm tắt Từ những nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo và vai trò quan yếu của hải cương các vị vua đầu nhà Nguyễn đã đưa ra nhiều chính sách quản lý khai thác bảo vệ vùng biển trong đó có chính sách cứu nạn. Đầu thế kỷ XIX nhà Nguyễn thu hẹp mối quan hệ với người phương Tây chủ yếu tiến hành các hoạt động kinh tế chính trị với nhà Thanh. Các Hoa kiều bị nạn trên vùng biển Việt Nam được triều đình ban cho nhiều ân cấp vượt trội như cung cấp tiền thức ăn chỗ ở đưa về nước sửa chữa thuyền bè Bài viết này tập trung làm rõ các mức ân cấp của triều đình nhà Nguyễn đối với người bị nạn là các Hoa kiều thể hiện vị trí quan trọng của nhà Thanh trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Từ khóa Nhà Nguyễn Hoa kiều chính sách cứu nạn biển đầu thế kỷ XIX. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có thể coi là mối quan hệ truyền thống và lâu đời nhất trong lịch sử quan hệ quốc tế của Việt Nam. Do các yếu tố về kinh tế và chính trị ngay từ sớm những người Trung Quốc mà sử Việt vẫn gọi bằng nhiều tên gọi như người Tùy Đường nhân người Minh người Thanh và gần đây là người Hoa đã có những giao lưu về kinh tế văn hóa. Việc làm ăn buôn bán thậm chí định cư giữa người Hoa và người Việt diễn ra liên tục trong lịch sử nhưng thường xuyên hơn cả là hướng di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hiện tại có khá ít tài liệu nghiên cứu về các đợt di dân và đời sống của các thương nhân các dòng người tỵ nạn người Hoa ở Việt Nam. Xét theo bối cảnh kinh tế chính trị người Hoa đến Việt Nam xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất do hoạt động buôn bán trao đổi giữa nước ta và Trung Quốc phát triển mạnh mẽ đặc biệt từ khoảng thế kỷ XVI. Họ chính là những thương khách gặp gió mùa không thuận đôi khi thương vụ kéo dài .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN