tailieunhanh - Chính sách tài khóa hướng tới tăng trưởng bền vững

Bài nghiên cứu dưới đây tổng hợp các lý thuyết về chính sách tài khóa với tăng trưởng kinh tế từ đó đánh giá thực trạng chính sách tài khóa của Việt Nam và đưa ra các gợi ý tăng cường hiệu quả của chính sách tài khóa nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững. | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 18. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TS. Lê Mai Trang Tóm tắt Chính sách tài khoá là một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách kinh tế của Nhà nước có ảnh hưởng rất mạnh đến sự cân bằng vĩ mô của nền kinh tế và tác động trực tiếp đến phương châm hoạt động của hệ thống ngân sách cũng như hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong thời gian qua chính sách tài khóa đã đóng góp không nhỏ được nhận định là điểm tựa tốt cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên kinh tế toàn cầu vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro bất ổn do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ với một số nền kinh tế lớn nhiều quốc gia chuyển sang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế từ đó tác động đến tài chính toàn cầu và sự luân chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế Trong nước quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đầu tư công còn chậm và chưa rõ nét giải ngân vốn đầu tư công chậm tình hình thiên tai bão lũ dịch bệnh diễn biến phức tạp tác động không nhỏ đến việc thực hiện chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững. Bài nghiên cứu dưới đây tổng hợp các lý thuyết về chính sách tài khóa với tăng trưởng kinh tế từ đó đánh giá thực trạng chính sách tài khóa của Việt Nam và đưa ra các gợi ý tăng cường hiệu quả của chính sách tài khóa nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững. Từ khóa Chính sách tài khóa tăng trưởng bền vững ngân sách nhà nước thuế chi tiêu công. Trường Đại học Thương mại 226 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng 1. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ . Lý thuyết của Keynes Vào những năm đầu thế kỷ 20 khủng hoảng kinh tế thất nghiệp xuất hiện phổ biến trong nền kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa. Cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933 đã chứng tỏ các học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển và tân cổ điển không còn hiệu nghiệm. Chính phủ bị gây áp lực

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN