tailieunhanh - Bài giảng Cơ học chất lỏng lý thuyết
Bài giảng Cơ học chất lỏng lý thuyết có nội dung trình bày những kiến thức về giả thiết liên tục và cơ học môi trường liên tục, lực thể tích và lực mặt, thủy tĩnh học, sự bảo toàn khối lượng, dòng chảy không nhớt, . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng! | Bài giảng CƠ HỌC CHẤT LỎNG LÝ THUYẾT Trịnh Anh Ngọc 1 2016 Dẫn nhập Về phương diện vật lý mọi vật thể thực dù nhỏ đến đâu cũng được cấu thành bởi một số rất lớn các phân tử chuyển động không ngừng. Các phân tử này tương tác với nhau do va chạm và lực hút phân tử hình thành các trạng thái của vật chất rắn lỏng và khí. Ở trạng thái rắn các phân tử tương đối gần nhau cỡ đường kính phân tử nên lực hút phân tử tương đối mạnh tạo nên mối liên kết khá bền vững trong cấu trúc phân tử do đó rất khó thay đổi hình dạng và thể tích của vật thể rắn. Trái lại ở trạng thái khí khoảng cách giữa các phân tử rất lớn gấp nhiều lần kích thước phân tử lực hút phân tử yếu nên chất khí không có hình dạng nhất định và thể tích của chúng rất dễ thay đổi. Chất lỏng cũng như chất khí nhưng khoảng cách giữa các phân tử tương đối gần hơn nên tuy chất lỏng có hình dạng không nhất định như chất khí song rất khó thay đổi thể tích của nó. Chất lưu Trong tài liệu này thuật ngữ chất lưu được dùng để chỉ chung chất lỏng và chất khí. Tính chất xác định chất lưu nằm trong sự dễ dàng bị biến dạng thay đổi hình dạng và thể tích của chúng. Một thể tích chất rắn có hình dạng xác định và sự thay đổi hình dạng chỉ xảy ra khi có sự thay đổi điều kiện bên ngoài. Một thể tích chất lưu thì khác nó không có hình dạng định trước và các phần tử khác nhau của chất lưu thuần nhất có thể quot sắp xếp quot lại một cách tự do mà không ảnh hưởng đến các tính chất vĩ mô của thể tích chất lưu. Một cách đơn giản ta có thể hiểu vật rắn là vật liệu mà hình dạng vị trí tương đối của các phần tử cấu tạo nên nó chỉ thay đổi một lượng nhỏ khi có sự thay đổi nhỏ trong lực tác dụng lên nó. Tương ứng ta hiểu chất lưu là vật liệu mà vị trí tương đối của các phần tử của nó thay đổi một lượng không nhỏ khi chịu tác dụng của lực cho trước có độ lớn nhỏ. Sự phân biệt chất lưu với chất rắn thì không rõ ràng. Có nhiều vật liệu ở phương diện này ứng xử giống vật rắn nhưng ở phương diện khác lại giống như chất lưu. Các chất thixotropic như
đang nạp các trang xem trước