tailieunhanh - Một số kinh nghiệm trong việc lựa chọn, xây dựng, nhân rộng mô hình xóa đói, giảm nghèo và chống tái nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc Mông và Dao tại các huyện khu vực núi đất – Bài học từ dự án ở xã Bản Péo, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
Bài viết trình bày kinh nghiệm được rút ra từ vấn đề lựa chọn mô hình, đến việc tổ chức nhân rộng mô hình sao cho người dân dần dần tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng nhiều và có hiệu quả, trên cơ sở đó góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường lâu dài của huyện Hoàng Su Phì nói riêng, khu vực vùng cao núi đất có 2 đồng bào dân tộc Dao, Mông sinh sống nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo! | MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC LỰA CHỌN XÂY DỰNG NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ CHỐNG TÁI NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MÔNG VÀ DAO TẠI CÁC HUYỆN KHU VỰC NÚI ĐẤT BÀI HỌC TỪ DỰ ÁN Ở XÃ BẢN PÉO HUYỆN HOÀNG SU PHÌ TỈNH HÀ GIANG Nguyễn Viết Hiệp 1 Đàm Thế Chiến 2 Ngô Văn Giới 3 Tóm tắt Sau 3 năm thực hiện chính 2000 2002 3 năm hỗ trợ nhân rộng mô hình 2003 2005 và 8 năm theo dõi đánh giá 2006 2013 kết quả cho phép rút ra nhận xét ban đầu trong tổng số 11 mô hình được thực hiện trên cả 2 nhóm đối tượng những mô hình phù hợp cho nhóm đồng bào dân tộc Mông sống trên núi đất gồm 1. Mô hình trồng cây lâm nghiệp Sa Mộc 2. Mô hình trồng khai thác lâm sản ngoài gỗ 3. Mô hình trồng thâm canh ngô xuân hè và tăng vụ đậu tương hè thu trên đất nương rẫy 4. Mô hình thâm canh lúa cạn trên đất nương rẫy 5. Mô hình thâm canh lúa trên đất ruộng bậc thang 1 vụ 6. Mô hình chăn nuôi bò lấy thịt và sức kéo 7. Mô hình chăn nuôi ong. Các mô hình phù hợp cho nhóm đồng bào dân tộc Dao gồm 1. Mô hình trồng thâm canh tăng vụ đậu tương xuân trên đất ruộng bậc thang 1 vụ 2. Mô hình thâm canh lúa trên đất ruộng bậc thang 1 vụ 3. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản và sức kéo 4. Mô hình chăn nuôi ong 5. Mô hình chăn nuôi vịt 6. Mô hình nuôi cá chép vàng tại ruộng bậc thang 7. Mô hình trồng mới cải tạo thâm canh chè Shan tuyết. Các kinh nghiệm được rút ra là Việc hỗ trợ nhân rộng mô hình chỉ được tiến hành sau khi có quá trình tự đánh giá của người dân vùng xây dựng mô hình. Nên lồng ghép hoạt động của mô hình với các hoạt động khác tại địa phương. Khi đưa giống mới nhất là giống đậu tương ngô vào trồng trên đất nương rẫy đối với đồng bào dân tộc Mông phải rất cẩn trọng do khả năng chống mối mọt của các giống ngô đậu tương mới kém rất xa các giống bản địa tốt nhất là sử dụng giống địa phương có can thiệp về kỹ thuật chăm sóc bón phân. Từ khóa Mô hình xóa đói giảm nghèo Bài học kinh nghiệm Dân tộc Mông Dao Khu vực núi đất Hà Giang 1 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa 2 Trung tâm Nghiên cứu Đất Phân bón
đang nạp các trang xem trước