tailieunhanh - Chiến lược bảo tồn và phương pháp tiếp cận đối với phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo khu vực miền núi của Nepal

Bài viết thảo luận và phân tích các phương pháp tiếp cận khác nhau hiện nay đang được thực hiện tại các khu vực được bảo vệ ở Himalaya và trình bày những thiếu sót cũng như thế mạnh của chúng trong việc đạt các mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Mời các bạn cùng tham khảo! | CHIẾN LƯỢC BẢO TỒN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO KHU VỰC MIỀN NÚI CỦA NEPAL Tiến sĩ Prabhu Budhathoki PO Box 4252 Kathmandu Nepal TÓM TẮT Khu vực Himalay của Nepal là khu dự trữ đa dạng sinh học lớn và là quê hương của nhiều nhóm dân tộc khác nhau. Khu vực đồi núi này cũng là địa bàn dân cư sinh sống sự tương tác của con người với thiên nhiên có thể thấy là khá trực tiếp và mạnh mẽ. Tại đây thiên nhiên phần lớn được định hình do sự có mặt của con người và ngược lại hệ thống sinh kế văn hóa xã hội của người dân lấy thiên nhiên để làm nên khuôn mẫu cho mình. Mặc dù người dân địa phương được coi là thiểu số về số lượng nhưng họ lại là những người chủ sở hữu của các nguồn dự trữ sinh học và kiến thức quản lý của mình. Để bảo đảm rằng việc bảo tồn hệ sinh thái đồi núi nơi đây và các nguồn sinh học mang tính chất bền vững Nepal đã và đang thiết lập mạng lưới khá ấn tượng các lĩnh vực hạng mục khác nhau của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN . 50 diện tích được bảo vệ của đất nước này nằm ở dãy Himalaya. Mạng lưới khu vực được bảo hộ này gồm Vườn Quốc gia Núi Everest và hệ sinh thái đông Himalya một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu. Vô số mô hình quản trị bảo tồn đã được thông qua nhằm bảo đảm sự tham gia của người dân. Hơn nữa các cơ chế chia sẻ lợi ích bảo tồn tương đối tinh vi đã được giới thiệu tới người dân như một phần thưởng giúp cải thiện cơ hội kiếm sống cho người dân trong vùng. Bài báo này thảo luận và phân tích các phương pháp tiếp cận khác nhau hiện nay đang được thực hiện tại các khu vực được bảo vệ ở Himalaya và trình bày những thiếu sót cũng như thế mạnh của chúng trong việc đạt các mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Bài báo cũng đề xuất rằng mỗi một phương pháp bảo tồn đều có những hạn chế riêng và cần thiết phải kết hợp các công cụ bảo vệ và có sự tham gia của người dân để bảo tồn bền vững và cải thiện sinh kế cho người dân. Tương tự quá trình quản lý có sự tham gia .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN