tailieunhanh - Những nguồn lực cần có cho giáo dục đại học Việt Nam thời công nghệ số

Bài viết trình bày những chuyển biến tích cực của nền giáo dục Việt Nam thời gian qua không chỉ là động lực thúc đẩy đất nước đi lên, mà còn góp phần làm cho diện mạo đời sống xã hội ngày càng khởi sắc. Mặt khác, việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hành chính, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đòi hỏi bước chuyển biến thể chế quản lý phải đồng bộ và thích hợp để tạo tiền đề cho sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo! | Trần Minh Đức Trường Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt Những chuyển biến tích cực của nền giáo dục Việt Nam thời gian qua không chỉ là động lực thúc đẩy đất nước đi lên mà còn góp phần làm cho diện mạo đời sống xã hội ngày càng khởi sắc. Mặt khác việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung hành chính quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đòi hỏi bước chuyển biến thể chế quản lý phải đồng bộ và thích hợp để tạo tiền đề cho sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau. Thời công nghệ số đang mang cơ hội đang đến với đất nước và con người Việt Nam nhưng nếu không tích cực chủ động tận dụng cơ hội và không nắm bắt được thì cơ hội sẽ vụt mất con người và đất nước Việt Nam sẽ tụt hậu xa hơn. Từ khóa thời công nghệ số giáo dục kỹ năng 1. Bối cảnh đặt ra với nền giáo dục đại học Việt Nam thời công nghệ số Ở nước ta thị trường đào tạo ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các trường đại học với nhau mà còn có sự cạnh tranh với chính những đơn vị sử dụng lao động có tự đào tạo nội bộ. Sự thay đổi mang tính hiện đại của nền giáo dục đại học Việt Nam trong thời công nghệ số đòi hỏi đội ngũ giảng viên các trường đại học cũng phải thay đổi và bắt kịp xu thế nếu không thay đổi sẽ bị tụt hậu và có nguy cơ thất nghiệp. Giảng viên trong thời công nghệ số phải là người hướng dẫn hạn chế đứng lớp và thay vào đó là định hướng và trao đổi nhiều hơn với người học theo dõi và giám sát cũng như chịu trách nhiệm về sự tiến bộ của người học trong quá trình học. Giảng viên phải quan tâm những nhu cầu kiến thức thực sự của người học biết tạo động lực và hỗ trợ người học đi tìm tri thức phù hợp cho bản thân mỗi người học. Bản thân giảng viên cũng phải là người học không ngừng để nâng cao bổ sung kiến thức cho mình việc tự học phải được mở rộng không chỉ trong nội bộ trong lớp trong giáo trình bài giảng trong trường mà còn phải học ở ngoài thực tế xã hội. Thời công nghệ số là sự gắn kết giữa các ngành công nghệ làm thay đổi mạnh mẽ về nguồn lực .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN