tailieunhanh - Giáo dục Nho học thời Trần (thế kỉ XIII – thế kỉ XIV)

Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phân tích, đối chiếu sử liệu từ nguồn thư tịch cổ của Việt Nam để làm rõ những nội dung về giáo dục Nho học thời Trần. Kết quả nghiên cứu mang tới những nhận thức mới về giáo dục Nho học, về mối quan hệ song hành giữa sự phát triển của Nho giáo và giáo dục Nho học ở Việt Nam thế kỉ XIII-XIV cũng như những nỗ lực của vương triều Trần trong quá trình xây dựng và củng cố thể chế chính trị quân chủ tập trung thống nhất. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2021 Volume 67 Issue 1 pp. 108-118 This paper is available online at http GIÁO DỤC NHO HỌC THỜI TRẦN THẾ KỈ XIII THẾ KỈ XIV Trần Thị Thái Hà Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt. Giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam thời trung đại là biện pháp quan trọng để tuyển lựa nhân tài cho bộ máy chính quyền và cũng là cách thức để duy trì ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội. Vương triều Trần 1226-1400 tiếp tục kế thừa đường lối phát triển giáo dục và khoa cử Nho học đã có từ thời Lý như một phương cách để cai trị đất nước. Giáo dục Nho học thời Trần được phát triển trên đầy đủ các phương diện từ xây dựng quy chế thi cử chấn chỉnh lại hệ thống trường lớp tổ chức dịch kinh điển Nho giáo đã tạo nền tảng vững chắc cho nền giáo dục của các triều Lê Nguyễn sau này. Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử phân tích đối chiếu sử liệu từ nguồn thư tịch cổ của Việt Nam để làm rõ những nội dung về giáo dục Nho học thời Trần. Kết quả nghiên cứu mang tới những nhận thức mới về giáo dục Nho học về mối quan hệ song hành giữa sự phát triển của Nho giáo và giáo dục Nho học ở Việt Nam thế kỉ XIII-XIV cũng như những nỗ lực của vương triều Trần trong quá trình xây dựng và củng cố thể chế chính trị quân chủ tập trung thống nhất. Từ khoá Giáo dục Nho giáo Nho giáo thời Trần thi cử. 1. Mở đầu Nho giáo và giáo dục Nho học chỉ việc đào tạo học tập thi cử nghiên cứu học thuyết của Khổng Mạnh là thành tố văn hoá truyền thống của nhiều nước ở châu Á như Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Việt Nam. Ở Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc chính quyền đô hộ nhà Hán đã thực hiện một số biện pháp để đẩy mạnh việc truyền bá Nho giáo và chữ Hán vào Việt Nam như mở trường dạy chữ Hán đào tạo một số Nho sĩ người bản địa nhằm đáp ứng yêu cầu thống trị. Tuy vậy sau hơn một nghìn năm chính quyền phong kiến phương Bắc liên tục thực hiện chính sách cai trị và đồng hoá Nho giáo và chữ Hán chỉ được truyền bá và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN