tailieunhanh - Giải pháp phát triển ngành ngân hàng Việt Nam thích ứng với các qui định của TPP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tạo ra một bước ngoặt lớn đối với hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Bài viết này phân tích tác động của hiệp định TPP đến ngành ngân hàng Việt Nam và sự cần thiết cho các giải pháp nhằm phát triển ngành ngân hàng Việt Nam thích ứng với các quy định của TPP. | GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THÍCH ỨNG VỚI CÁC QUI ĐỊNH CỦA TPP TS. Nguyễn Kim Hoàng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP đã tạo ra một bước ngoặt lớn đối với hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Với tư cách là thành viên của TPP Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này tuy nhiên Việt Nam cũng chịu nhiều thách thức lớn do là quốc gia phát triển kém nhất trong nhóm. Bài viết này phân tích tác động của hiệp định TPP đến ngành ngân hàng Việt Nam và sự cần thiết cho các giải pháp nhằm phát triển ngành ngân hàng Việt Nam thích ứng với các quy định của TPP. 1. Giới thiệu về TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương tiếng Anh Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP là một hiệp định thương mại tự do đã hoàn tất các đàm phán vào ngày 5 10 2015 giữa 12 quốc gia1 với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm tăng cường đổi mới năng suất và sức cạnh tranh nâng cao mức sống giảm đói nghèo ở các nước ký kết đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả minh bạch bảo vệ người lao động bảo vệ môi trường và hiệp định sẽ có hiệu lực từ năm 2018. Trước đây TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic Partnership P3-CEP và được tổng thống Chile Ricardo Lagos Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và Thủ tướng New Zealand Helen Clark đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại Los Cabos Mexico. Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 04 năm 2005. Sau vòng đàm phán này hiệp định lấy tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương. Đến năm 2008 thêm 4 nước đàm phán để gia 1 Brunei Canada Chile Malaysia Mỹ Mexico Nhật Bản New Zealand Peru Singapore Úc và Việt Nam 553 nhập đó là các nước Mỹ Peru Úc và Việt Nam. Từ năm 2010 đến 2013 lần lượt các nước Malaysia Mexico Canada và Nhật Bản .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
65    131    1    29-11-2024