tailieunhanh - Khảo sát quá trình khử khoáng và protein để thu nhận chitin từ vỏ đầu tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) bằng phương pháp bán sinh học

Bài viết tiến hành quá trình khử khoáng và protein từ vỏ đầu tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) bằng phương pháp hóa học và enzyme để đánh giá hiệu suất khử khoáng và protein giữa các phương pháp xử lý. Các thí nghiệm được thực hiện qua 3 giai đoạn: (1) Khử khoáng bằng acid HCl 1N, tỷ lệ nguyên liệu/ dung dịch acid 1/3 (w/v) ở 130°C trong 2 đến 4 giờ; (2) Khử protein với enzyme SEB Digest F35P, tỷ lệ enzyme/nguyên liệu 0,05 đến 0,25% (w/w) pH 3 ở 55°C trong 24 giờ; (3) Tiếp tục khử khoáng và protein bằng NaOH 35% trong 2 đến 6 giờ ở 80°C. Mời các bạn cùng tham khảo! | Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 21 4 2021 110-117 KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH KHỬ KHOÁNG VÀ PROTEIN ĐỂ THU NHẬN CHITIN TỪ VỎ ĐẦU TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Penaeus vannamei BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÁN SINH HỌC Trần Quốc Huy Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Email huyvinbio@ Ngày nhận bài 27 01 2021 Ngày chấp nhận đăng 14 4 2021 TÓM TẮT Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành quá trình khử khoáng và protein từ vỏ đầu tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei bằng phương pháp hóa học và enzyme để đánh giá hiệu suất khử khoáng và protein giữa các phương pháp xử lý. Các thí nghiệm được thực hiện qua 3 giai đoạn 1 Khử khoáng bằng acid HCl 1N tỷ lệ nguyên liệu dung dịch acid 1 3 w v ở 130 C trong 2 đến 4 giờ 2 Khử protein với enzyme SEB Digest F35P tỷ lệ enzyme nguyên liệu 0 05 đến 0 25 w w pH 3 ở 55 C trong 24 giờ 3 Tiếp tục khử khoáng và protein bằng NaOH 35 trong 2 đến 6 giờ ở 80 C. Kết quả thí nghiệm thu được sản phẩm chitin có hàm lượng khoáng ở mức 7 2 hiệu suất khử khoáng 92 8 khử protein 10 1 hiệu suất khử 89 9 trong điều kiện HCl 1N tỷ lệ nguyên liệu dung dịch acid 1 3 w v ở 130 C trong 3 giờ thủy phân protein với nồng độ enzyme 0 02 pH 3 ở 55 C trong 24 giờ sau đó xử lý NaOH 35 trong 6 giờ ở 80 C. Từ khóa Chitin khử khoáng khử protein phế liệu đầu tôm thu nhận chitin. 1. GIỚI THIỆU Trong năm 2020 với nguồn sản lượng tôm trong nước đạt khoảng 2 5 triệu tấn trong đó lượng phế phẩm đầu tôm khoảng 500 ngàn tấn mới chỉ được xử lý khoảng 30 làm chitin chitosan 40 được sử dụng vào làm thức ăn chăn nuôi và thuỷ sản và phần còn lại chưa được xử lý 1 . Vì thế ngành chế biến tôm ngày càng phát triển dẫn đến tích lũy một lượng lớn phế liệu vỏ tôm và đầu tôm từ các nhà máy chế biến thuỷ sản. Lượng phế liệu này nếu không được xử lý sẽ gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Nguồn phế liệu vỏ tôm và đầu tôm rất giàu các thành phần có giá trị như protein lipid chitin và canxi có thể được sử dụng để tạo ra giá trị cao trong đó có chitin chitosan và glucosamine được ứng dụng sản xuất

TỪ KHÓA LIÊN QUAN