tailieunhanh - Quy chế pháp lý quản trị cổ phần tại Vương quốc Anh, Cộng hòa Liên bang Đức và kinh nghiệm cho Việt Nam

Bài viết phân tích những đặc tính của hệ thống quản trị đơn cấp và nhị cấp trong quy chế pháp lí quản trị công ti cổ phần tại Vương quốc Anh và Cộng hòa Liên bang Đức, làm rõ những ưu điểm, hạn chế của chúng; Đưa ra bài học kinh nghiệm cho quản trị công ti tại Việt Nam. | TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2 2019 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1 TRƯƠNG QUANG ANH Tóm tắt Các mô hình quản trị công ti ngày càng được phân tích cũng như xem xét kĩ lưỡng do sự trỗi dậy của toàn cầu hoá trên thị trường quốc tế. Hiện nay có hai hình thức quản trị công ti chính là quản trị đơn cấp và quản trị nhị cấp. Trong khu vực châu Âu Vương quốc Anh là quốc gia tiêu biểu cho hệ thống quản trị đơn cấp trong đó có các giám đốc điều hành và các giám đốc không điều hành Cộng hoà Liên bang Đức lại áp dụng hình thức quản trị nhị cấp với sự tách bạch rõ ràng giữa ban quản trị và ban kiểm soát. Trong khi cơ chế quản trị đơn cấp của Vương quốc Anh được biết đến như là sự phản ánh của các chuẩn mực tân tự do ưu tiên quyền lợi của cổ đông và thị trường tự do theo chủ nghĩa tư bản thì Cộng hoà Liên bang Đức lại có cách tiếp cận khác chủ yếu hướng tới quyền lợi của các bên liên quan và chủ nghĩa quản lí. Bài viết phân tích những đặc tính của hệ thống quản trị đơn cấp và nhị cấp trong quy chế pháp lí quản trị công ti cổ phần tại Vương quốc Anh và Cộng hoà Liên bang Đức làm rõ những ưu điểm hạn chế của chúng đưa ra bài học kinh nghiệm cho quản trị công ti tại Việt Nam. Từ khoá Quản trị công ti cổ phần kinh nghiệm Nhận bài 26 12 2018 Hoàn thành biên tập 12 4 2019 Duyệt đăng 20 4 2019 LEGAL REGULATIONS OF CORPORATE GOVERNANCE IN THE UNITED KINGDOM AND THE FEDERAL REPUBLIC OF GERMANY AND EXPERIENCE FOR VIETNAM Abstract Due to the rise of globalisation in world markets corporate governance models have been more and more carefully examined. There currently exist the two dominant types of corporate governance which are the one-tier board and the two-tier board. Within Europe the United Kingdom is a prominent country for the one-tier board system consisting of executive and non-executive directors on the other hand Germany adopts the two-tier board system in which there is a clear separation between the management board and the supervisory board. While the one-tier board structure in the UK is .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN