tailieunhanh - Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 2

Nối tiếp phần 1, Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 2 tiếp tục trình bày những nội dung về quản trị dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại; quản trị bán hàng của doanh nghiệp thương mại; quản trị dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thương mại; kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thương mại; . Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG amp LÊ THỊ BÍCH NGỌC BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Tháng 12 năm 2019 CHƯƠNG 5 QUẢN TRỊ DỰ TRỮ HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI . Khái niệm sự hình thành dự trữ ở doanh nghiệp thương mại . Khái niệm Theo hàng hóa là một sản phẩm được sản xuất ra trước hết nó phải có công dụng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của xã hội sản xuất hoặc tiêu dùng và thứ hai là nó phải được bán cho người khác chứ không phải để tự tiêu dùng. Sản phẩm hàng hóa từ khi sản xuất ra đến khỉ được đem tiêu dùng sử dụng thời gian đó sản phẩm hàng hóa ở trạng thái dự trữ hàng hóa. Như vậy dự trữ hàng hóa là trạng thái sản phẩm hàng hóa chưa được sử dụng tiêu dùng theo công dụng mục đích của nó. Là sản phẩm hàng hóa nó luôn luôn phải tuân theo một quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đó chính là quá trình trao đổi hàng hóa lưu thông hàng hóa. Dự trữ hàng hóa chính là sự tồn tại của sản phẩm dưới dạng hàng hóa là sự ngưng đọng của sản phẩm đang trong quá trình vận động từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân. Nguyên nhân chủ yếu của sự hình thành dự trữ hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân là do sự phát triển của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất. Phân công lao động xã hội càng chi tiết dẫn đến chuyên môn hóa càng cao làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên và sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều. Sự khác nhau về sở hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm của lao động đòi hỏi cần phải trao đổi hàng hóa lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế ngày càng phát triển và mở rộng. Điều này thể hiện ở những điểm sau - Các đơn vị sản xuất ngày càng được chuyên môn hóa sản phẩm của đơn vị sản xuất này trở thành nguyên vật liệu của đơn vị sản xuất kia và chúng cần trao đổi với nhau. - Giữa các đơn vị sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và đơn vị tiêu dùng hàng hóa có khoảng cách về không gian và thời gian cần phải có sự vận động của hàng hóa từ nơi sản xuất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN