tailieunhanh - Bài giảng Logic học - Nguyễn Đình Tùng

Bài giảng Logic học cung cấp cho người học những kiến thức như: Phán đoán và các phép logic; tính chất của phép hội và phép tuyển; phép kéo theo; một số quy luật logic; logic vị từ; suy luận diễn dịch; . Mời các bạn cùng tham khảo! | Bài giảng Logic học Nguyễn Đình Tùng. CHƯƠNG I. PHÁN ĐOÁN VÀ CÁC PHÉP LOGIC 1. PHÁN ĐOÁN VÀ PHỦ ĐỊNH CỦA PHÁN ĐOÁN. . Phán đoán và câu. Phán đoán là một khái niệm cơ bản của logic học. Phán đoán được diễn đạt dưới dạng ngôn ngữ thành một câu phản ánh tính đúng hay sai một thực tế khách quan. Câu phản ánh thực tế khách quan đúng được gọi là phán đoán đúng hoặc cũng gọi là phán đoán nhận giá trị chân lý đúng. Câu phản ánh thực tế khách quan sai được gọi là phán đoán sai hoặc cũng gọi là phán đoán nhận giá trị chân lý sai. Logic học mà một phán đoán chỉ nhận một trong hai giá trị chân lý như trên gọi là logic lưỡng trị. Trong giáo trình của chúng ta chỉ xét logic lưỡng trị mà thôi. Ví dụ về phán đoán đúng Dây đồng dẫn điện. Tác giả của truyện Kiều là Nguyễn Du. Số 7 là số nguyên tố. Ví dụ về phán đoán sai Paris là thủ đô của nước Anh. Tác giả của tác phẩm Chinh Phụ ngâm là Bà Huyện Thanh Quan. Số 12 là số nguyên tố. Phán đoán được diễn đạt dưới dạng ngôn ngữ thành một câu nhưng không phải câu nào cũng là một phán đoán. Chẳng hạn những câu sau đây. Bông hoa này đẹp quá Phải tập trung trong giờ họp. Chủ nhật này bạn có đi chơi không Những câu cảm thán mệnh lệnh câu hỏi thường không diễn đạt một phán đoán. Vì nội dung không chuyển tải được tính đúng hay sai một thực tế. Tuy nhiên những câu hỏi tu từ thì lại diễn đạt một phán đoán. Ớt nào là ớt chẳng cay đây là một phán đoán đúng vì nội dung của nó nói lên tính chất cay của mọi trái ớt. Thông thường người ta dùng các chữ cái A B C để ký hiệu một phán đoán. Tính đúng hay sai của phán đóan được ký hiệu là Đ hoặc 1 hay S hoặc 0 . Ví dụ A Tác giả của truyện Kiều là Nguyễn Du là một phán đoán đúng. Trang 1 Bài giảng Logic học Nguyễn Đình Tùng. P Tác giả của truyện Quan Âm Thị Kính là Nguyễn Du là một phán đoán sai. Hai phán đoán được gọi là bằng nhau nếu có cùng giá trị chân lý. Với định nghĩa này thì hai phán đoán sau là bằng nhau mặc dù nội dung không liên quan đến nhau. Ta cũng gọi hai phán đoán bằng nhau là hai phán .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.