tailieunhanh - Khảo sát khả năng chịu mặn của cây chanh không hạt Citrus latifolia (Yu. Tanaka) Tanaka

Hiện tượng xâm nhập mặn đã gây hại đến việc canh tác cây chanh không hạt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong nghiên cứu này, dung dịch NaCl ở các nồng độ từ 0-16 g/l được tưới vào đất để tạo ra các mức độ stress mặn. Mục đích khảo sát ảnh hưởng của NaCl lên sự tăng trưởng của cây chanh không hạt sau 3 tuần. Kết quả cho thấy khi nồng độ NaCl tăng cao thì làm hư hại rễ, lá bị hoàng hóa và rụng. | Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA CÂY CHANH KHÔNG HẠT CITRUS LATIFOLIA YU. TANAKA TANAKA Huỳnh Chí Hiếu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ chihieu104@ TÓM TẮT Hiện tượng xâm nhập mặn đã gây hại đến việc canh tác cây chanh không hạt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong nghiên cứu này dung dịch NaCl ở các nồng độ từ 0-16 g l được tưới vào đất để tạo ra các mức độ stress mặn. Mục đích khảo sát ảnh hưởng của NaCl lên sự tăng trưởng của cây chanh không hạt sau 3 tuần. Kết quả cho thấy khi nồng độ NaCl tăng cao thì làm hư hại rễ lá bị hoàng hóa và rụng. Bên cạnh đó hàm lượng proline tăng sự giảm chỉ số diệp lục tố CCI và độ mở khẩu làm giảm cường độ quang hợp. Ngoài ra xử lý tưới nước rửa mặn làm tăng khả năng phục hồi trên cây đã bị xử lý mặn với nồng độ NaCl 8 g l. Việc phun KNO3 10 g l trên lá làm tăng độ độ mở khẩu và hàm lượng proline cường độ quang hợp tăng. Cuối cùng kết quả đo hoạt tính ABA acid abcisic nội sinh cũng được thảo luận để làm rõ vấn đề. Đề nghị tiếp tục nghiên cứu về việc kết hợp xử lý tưới nước rửa mặn và phun KNO3 để đánh giá hiệu quả chống chịu với stress mặn của cây chanh không hạt. Từ khóa Stress mặn tăng trưởng quang hợp Citrus latifolia Yu. Tanaka Tanaka. RESEACH ON SALT STRESS TOLERANCE OF CITRUS LATIFOLIA YU. TANAKA TANAKA Huynh Chi Hieu University of Science VNU Ho Chi Minh City Corresponding Author chihieu104@ ABSTRACT Salt infiltration has harmed the cultivation of Citrus latifolia Yu. Tanaka Tanaka in the Cuu Long River delta. In this study NaCl solution at concentrations of 0-16 g l was irrigated to the soil to induce salinity stress levels. Purpose to investigate the effect of NaCl on the growth of Citrus latifolia Yu. Tanaka Tanaka after 3 weeks. The results the concentration of NaCl increased lead to the root damage the leaves are yellowed and fall. Beside increased proline content .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN