tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: So sánh vấn đề đọc hiểu văn bản trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn của Việt Nam và một số nước trên thế giới

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của việc so sánh vấn đề ĐHVB trong CTGDPT môn Ngữ văn của Việt Nam và một số nước; Mô tả và phân tích những điểm giống và khác nhau trong quan niệm và yêu cầu về ĐHVB qua CTGDPT môn Ngữ văn của Việt Nam và một số nước ở một số bình diện chủ yếu; Đề xuất hướng điều chỉnh, thay đổi về việc biên soạn phần ĐHVB trong CTGDPT của Việt Nam, góp phần vào công cuộc đổi mới GD phổ thông nước ta. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM - PHẠM THỊ THU HIỀN SO SÁNH VẤN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN NGỮ VĂN CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn-Tiếng Việt Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội 2014 Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Người hướng dẫn khoa học . Đỗ Ngọc Thống Phản biện 1 . . Phản biện 2 . . Phản biện 3 . . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo Hà Nội Vào hồi . giờ . ngày . tháng . năm. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài . Chương trình giáo dục phổ thông CTGDPT môn Ngữ văn1 của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc hình thành năng lực NL sử dụng ngôn ngữ cho học sinh HS thông qua 4 kĩ năng cơ bản gồm nghe listening nói speaking đọc reading viết writing . Một số nước còn chú ý thêm kĩ năng quan sát viewing và trình bày presenting . Các kĩ năng trên là cơ sở quan trọng để hình thành và rèn luyện cho HS năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ với nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó đọc đặc biệt là đọc hiểu ĐH được chú ý nhiều hơn cả. Vì thế đối với việc xây dựng chương trình CT môn Ngữ văn cho nhà trường phổ thông của tất cả các nước trong đó có Việt Nam vấn đề đọc hiểu văn bản ĐHVB không thể không được quan tâm từ mục tiêu văn bản chuẩn kiến thức kĩ năng đến phương pháp dạy học PPDH và kiểm tra đánh giá KTĐG . . Vào năm 1997 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới OECD đã đề xuất Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA trong đó ĐH được coi là một trong ba NL chủ yếu để xác định trình độ của HS ở giai đoạn cuối của giáo dục GD bắt buộc HS ở độ tuổi 15 bởi đây là NL cần cho suốt cuộc đời của mỗi con người. Nhưng định nghĩa về đọc và ĐH có sự thay đổi theo thời gian và điều kiện kinh tế văn hoá xã hội

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN