tailieunhanh - Chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - Những vướng mắc và giải pháp tháo gỡ

Bài báo này sẽ phân tích những hình thức ưu đãi thuế mà Việt Nam đang áp dụng, từ đó đánh giá những ưu nhược điểm của chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đề xuất kiến nghị. Mời các bạn tham khảo! | CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ TS. Nguyễn Thị Thùy Dương1 Tóm tắt Để thu hút vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng Chính phủ đã sử dụng rất nhiều công cụ. Chính sách ưu đãi thuế của nhà nước cũng là một trong những công cụ như vậy. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có được sự gia tăng mạnh mẽ như ngày hôm nay là nhờ một phần quan trọng vào chính sách ưu đãi thuế. Bài báo này sẽ phân tích những hình thức ưu đãi thuế mà Việt Nam đang áp dụng từ đó đánh giá những ưu nhược điểm của chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đề xuất kiến nghị. Từ khóa ưu đãi thuế chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp FDI 1. Ưu đãi thuế và các hình thức ưu đãi thuế Ưu đãi thuế là việc cho phép người nộp thuế trong các trường hợp nhất định được hưởng những điều kiện thuận lợi hơn mức thông thường khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Ưu đãi thuế là một công cụ chính sách của nhà nước nhằm thu hút đầu tư hoặc định hướng đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Công cụ này thường được sử dụng khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Các hình thức ưu đãi thuế rất đa dạng. Về mặt lý thuyết các hình thức ưu đãi thuế có thể áp dụng cho tất cả các loại thuế nhưng trong thực tế thì chỉ phần lớn xuất hiện trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Các hình thức ưu đãi thuế chủ yếu gồm có Giảm thuế suất Người nộp thuế thay vì phải nộp mức thuế suất phổ thông sẽ được nộp mức thấp hơn. Mức thuế suất thấp này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định hoặc trong toàn bộ thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ Trung Quốc quy định áp dụng mức thuế suất 20 đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi mức thuế suất phổ thông là 25 Thái Lan quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng mức thuế suất 15 trong khi mức thuế suất phổ thông là 23 Malaysia cũng quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng mức thuế suất 20 trong khi mức .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN