tailieunhanh - Phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại nông thôn theo hướng tăng hiệu quả khai thác các nguồn lực ở nông thôn, trồng dược liệu là một sự lựa chọn được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây ở nhiều địa phương. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xác định các tác nhân trong chuỗi giá trị cây sả, đánh giá lợi nhuận thuần và giá trị gia tăng của các tác nhân trong khu vực nghiên cứu từ đó đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi giá trị cây sả tại Tuy Phước. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY SẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH CYMBOPOGON CITRATUS VALUE CHAIN ANALYSIS FOR TUY PHUOC DISTRICT OF BINH DINH PROVINE Ngày nhận bài 20 07 2021 Ngày chấp nhận đăng 13 09 2021 Nguyễn Thị Hạnh Phạm Diệp Toàn Nguyễn Thị Huỳnh Nhã TÓM TẮT Trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại nông thôn theo hướng tăng hiệu quả khai thác các nguồn lực ở nông thôn trồng dược liệu là một sự lựa chọn được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây ở nhiều địa phương. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xác định các tác nhân trong chuỗi giá trị cây sả đánh giá lợi nhuận thuần và giá trị gia tăng của các tác nhân trong khu vực nghiên cứu từ đó đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi giá trị cây sả tại Tuy Phước. Một khảo sát được thực hiện với 136 người là các tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị cây sả bao gồm các hộ nông dân người thu mua địa phương người bán buôn tại các chợ đầu mối người bán lẻ. Kết quả cho thấy người trồng sả là tác nhân tạo ra giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị tuy nhiên sự chênh lệch lợi nhuận thuần của người trồng sả so với các tác nhân khác là không nhiều chưa đủ kích thích người trồng gia tăng sản xuất hoặc thu hút thêm người trồng mới tham gia vào lĩnh vực này. Nhiều giải pháp khác cũng được đề xuất nhằm tạo ra sự phát triển chuỗi giá trị cây sả bền vững tại huyện Tuy Phước. Từ khóa Chuỗi giá trị Phân tích chuỗi giá trị Giá trị gia tăng Cây sả huyện Tuy Phước Bình Định. ABSTRACT In the restructuring of scops towards increasing efficiency in the exploitation of resources in rural areas growing medicinal plants is a choice that has paid much attention recently in localities. This study was conducted to identify actors in the value chain of Cymbopogon Citratus assessing the net profit and added value of actors in the research area thereby proposing solutions to develop the value chain of Tuy Phuoc district. A survey was conducted with 136 people who are the main .
đang nạp các trang xem trước