tailieunhanh - Tiểu luận môn Triết học: Phân tích và chứng minh luận điểm: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông

Mục đích nghiên cứu đề tài là nêu và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc thống nhất, mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong triết học Mác-Lênin, từ đó tìm hiểu và phân tích việc áp dụng những nguyên tắc đó của Đảng và nhà nước Việt Nam trong việc đề ra các chính sách đổi mới đất nước từ khi giành được độc lập cho đến nay để chứng minh cho luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng đắn. | 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đều biết chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm triết học kinh tế chính trị xã hội là học thuyết khoa học về sự phát triển lịch sử tự nhiên của nhân loại. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin là một chuyển biến cách mạng vĩ đại trong đời sống chính trị của nhân loại. Chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan phương pháp luận khoa học về các quy luật của tự nhiên và xã hội khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và xây dựng xã hội cộng sản. Đó là học thuyết duy nhất từ trước đến nay bàn về mục tiêu điều kiện và phương pháp giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột bất công và đói nghèo trên thế giới. Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng cơ bản không chỉ của lý luận nhận thức mácxít mà còn của toàn bộ triết học Mác - Lênin nói chung. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội . Vì vậy có thể nói rằng thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới. Mặt khác con người muốn cải tạo được thế giới cần phải có những hiểu biết về nó nhưng những hiểu biết ấy không có sẵn trong con người. Muốn có hiểu biết con người phải tác động vào thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn và trên cơ sở đó con người tích lũy được những tri thức kinh nghiệm. Tuy nhiên những tri thức kinh nghiệm đó mới chỉ đem lại sự hiểu biết về từng mặt riêng lẻ bề ngoài của sự vật. Ph. Ăngghen đã chỉ rõ Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu . Do đó để hiểu được tính tất yếu bản chất của sự vật con người phải khái quát những tri thức kinh nghiệm thành lý luận. Lý luận và thực tiễn có quan hệ biện chứng với nhau. Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người là tổng hợp những tri thức của loài người. Lênin đã chỉ rõ Không có lý luận

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN