tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái cây Cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) ở giai đoạn vườn ươm

Mục tiêu của đề tài là xác định phương pháp bảo quản hạt Cẩm lai vú; xác định ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tỉ lệ nảy mầm của hạt Cẩm lai vú; xác định được đặc điểm chịu bóng của loài cây Cẩm lai vú ở giai đoạn vườn ươm; . | 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là một tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Rừng là chiếc nôi hữu sinh nâng niu bảo vệ và nuôi dưỡng con người rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu lâm sản bảo vệ môi trường cân bằng hệ sinh thái mà còn có giá trị trong đời sống văn hóa du lịch và an ninh quốc phòng. Mặt khác rừng là một tài nguyên có khả năng tự tái tạo nếu con người biết khai thác lợi dụng hợp lý. Nhưng do áp lực dân số và nhu cầu lâm sản ngày một tăng mà con người đã khai thác rừng ồ ạt vượt quá khả năng tự điều khiển của rừng dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20 diện tích rừng của Việt Nam bị giảm sút một cách nghiêm trọng. Theo tài liệu của năm 1943 diện tích rừng ở nước ta có khoảng 14 3 triệu ha tỷ lệ che phủ 43 8 diện tích cả nước nhưng đến năm 1993 diện tích rừng nước ta chỉ còn 9 3 triệu ha tỉ lệ che phủ chiếm khoảng 28 diện tích cả nước. Rừng bị tàn phá dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái hạn hán lũ lụt thường xuyên xảy ra đất đai bị xói mòn rửa trôi thoái hóa. Trước tình hình trên vấn đề phục hồi rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc là một trong những nhiệm vụ to lớn cấp bách được đặt ra nhằm góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội và tạo vốn rừng cho tương lai. Trong thời gian gần đây diện tích rừng Việt Nam đang có xu hướng phục hồi theo kết quả kiểm kê rừng công bố năm 2003 tổng diện tích đất có rừng đã tăng lên ha. Tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng vẫn chưa đảm bảo. Do vậy Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách chiến lược nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. 2 Một trong những vấn đề bảo vệ và phát triển vốn rừng chính là thực hiện các biện pháp làm giàu rừng. Làm giàu rừng chính là kỹ thuật bổ sung nâng cao số lượng cây có giá trị kinh tế bằng tái sinh nhân tạo hay xúc tiến tái sinh tự nhiên áp dụng cho các lâm phần có quá ít hay không có cây có giá trị kinh tế. Tây Nguyên là khu vực có nguồn tài nguyên rừng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN