tailieunhanh - Chế độ sở hữu đất đai trên thế giới và ở Việt Nam

Chế độ sở hữu đất đai là một vấn đề pháp lý phức tạp, chứa đựng cả những yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Bài viết này phân tích chế độ sở hữu đất đai ở một số quốc gia, qua đó liên hệ và gợi mở phương hướng hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam trong thời gian tới. | Chế độ sở hữu đất đai trên thế giới và ở Việt Nam ThS Nguyễn Anh Đức - . Vũ Công Giao Khoa Luật - ĐHQGHN Dẫn nhập Chế độ sở hữu đất đai là một vấn đề pháp lý phức tạp chứa đựng cả những yếu tố chính trị kinh tế xã hội và văn hóa. Trên thế giới chế độ sở hữu đất đai có thể được xác lập dựa trên cơ sở pháp luật hoặc tập quán văn hoá hoặc cả hai. Chế độ sở hữu đối với đất đai bao gồm các quy định về quyền sử dụng kiểm soát và chuyển nhượng đất theo đó một cá nhân hoặc một nhóm cộng đồng hoặc nhà nước có thể là chủ thể của các quyền này. Ở Việt Nam đất đai được xem là tài nguyên đặc biệt của quốc gia nguồn lực quan trọng phát triển đất nước là loại tư liệu sản xuất có ý nghĩa hàng đầu trong đời sống kinh tế chính trị xã hội và an ninh quốc phòng. Vì vậy kể từ Hiến pháp 1980 ở Việt Nam chỉ còn lại một hình thức sở hữu đất đai duy nhất - sở hữu toàn dân về đất đai mà nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng việc chỉ công nhận duy nhất một chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả khai thác sử dụng đất đồng thời làm phát sinh nhiều tranh chấp khiếu kiện cũng như hành vi tham nhũng về đất đai. Quy định như vậy phải chăng chỉ phù hợp với giai đoạn trước đây chứ không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam Bài viết này phân tích chế độ sở hữu đất đai ở một số quốc gia qua đó liên hệ và gợi mở phương hướng hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam trong thời gian tới. 1. Chế độ sở hữu đất đai trên thế giới Theo khảo sát của Tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc FAO trên thế giới đang tồn tại 4 chế độ sở hữu đất đai trong đó có những nước chỉ quy định một như Việt Nam trong khi những nước khác quy định đồng thời nhiều hình thức sở hữu. Bốn chế độ sở hữu đó bao gồm 1 - Sở hữu tư nhân Private đất đai được cấp cho một chủ thể tư nhân có thể là một cá nhân một gia đình nhóm người hoặc một doanh nghiệp hay tổ chức . Ví dụ các cá nhân hay gia đình có thể có quyền sở hữu đối với một thửa đất ở thửa đất nông .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.