tailieunhanh - Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam trong lịch sử và hiện nay

Bài viết phân tích chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam trong 2 giai đoạn: từ năm 1945 về trước và từ sau năm 1945 đến nay. Theo tác giả, từ năm 1945 về trước ở Việt Nam có hai hình thức sở hữu đất đai là chế độ công điền (ruộng công) và chế độ tư điền (ruộng tư). | Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN NAY ĐẶNG THỊ PHƯỢNG * Tóm tắt: Bài viết phân tích chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam trong 2 giai đoạn: từ năm 1945 về trước và từ sau năm 1945 đến nay. Theo tác giả, từ năm 1945 về trước ở Việt Nam có hai hình thức sở hữu đất đai là chế độ công điền (ruộng công) và chế độ tư điền (ruộng tư). Trong thời kỳ từ sau năm 1945 đến nay, chế độ sở hữu đất đai được thể hiện trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013. Từ khóa: Sở hữu đất đai; ruộng công; ruộng tư; Hiến pháp; Luật Đất đai. 1. Chế độ sở hữu đất đai thời kỳ trước năm 1945 Nước Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm tính từ thời Hùng Vương dựng nước đến nay. Trong suốt thời kỳ phong kiến ở Việt Nam chế độ sở hữu đất đai tồn tại hai hình thức sở hữu là chế độ công điền (ruộng công) và chế độ tư điền (ruộng tư) - nhưng thực chất đất đai thuộc sở hữu Nhà nước mà đại diện là nhà Vua. . Chế độ ruộng công (công điền) Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế trong các xã hội phong kiến ở phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ.) là quyền chiếm hữu về ruộng đất thuộc về Nhà nước, Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Nhà Trần quy định có 4 loại ruộng đất là ruộng quốc khố, ruộng công, ruộng thác đao (loại ruộng tính từ chỗ đứng ném đao đến chỗ rơi đao)(1) và ruộng tư nhân(2). Các triều đại sau các loại ruộng đất đó vẫn tồn tại nhưng đến thời Tây Sơn thì ruộng phong điền bị thủ tiêu. Tuy nhiên, trong thời kỳ phong kiến đất đai luôn thuộc sở hữu của Nhà nước mà cụ thể là của nhà Vua. Với việc duy trì chế độ sỡ hữu đất đai thuộc về nhà Vua, nhà nước thực hiện được sự quản lý thống nhất lãnh thổ. Để duy trì hoạt động của bộ máy, trả lương cho quan lại và nuôi quân đội, ruộng đất là tài sản quốc gia quan trọng. Đây là lý do cơ bản cho sự tồn tại của chế độ ruộng công của nhà nước phong .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN