tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xóa đói giảm nghèo trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý luận nghèo đói và XĐGN góp phần đánh giá việc thực hiện XĐGN ở Thanh Hoá, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu tiếp tục XĐGN trong thời gian từ nay đến năm 2010 ở Thanh Hoá. | TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LÊ THỊ KHANG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN KINH TẾ Người hướng dẫn Vũ Văn Phúc Hà Nội 2006 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay do Đảng ta lãnh đạo là hoàn toàn đúng đắn đã mang lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Nước ta cần phải kiên định và tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường một cách toàn diện. Nhưng sự phát triển kinh tế thị trường có tác động hai mặt bên cạnh mặt tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nó còn bộc lộ một số tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Một trong những tác động tiêu cực đó là sự phân hoá giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội thể hiện ngày càng rõ rệt. Sự phân hoá giàu nghèo làm chậm tiến trình phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh không khẳng định được tính ưu việt bản chất tốt đẹp của CNXH hơn nữa đó còn là nguy cơ tiềm ẩn của sự mất ổn định xã hội cản trở sự phát triển bền vững ở nước ta. Vì vậy xoá đói giảm nghèo là vấn đề xã hội bức xúc đối với nước ta. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là làm thế nào để giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo với phương châm quot người giàu càng ngày càng giàu người nghèo càng ngày càng giảm bớt quot . Việt Nam đang từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tức là phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện công bằng xã hội hướng tới loại trừ tận gốc sự nghèo khổ. Điều này có nghĩa là ngay từ đầu chúng ta phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Do đó xoá đói giảm nghèo XĐGN trở thành nhiệm vụ cấp bách và xuyên suốt tiến trình phát triển. Sự thành công hay thất bại trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuỳ thuộc một phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề XĐGN. Trong 20 năm đổi mới nước ta

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN