tailieunhanh - Bài giảng An ninh mạng máy tính - Chương 4: Mã hóa công khai và xác thực thông điệp (ThS. Lương Minh Huấn)

Bài giảng An ninh mạng máy tính - Chương 4: Mã hóa công khai và xác thực thông điệp (ThS. Lương Minh Huấn) cung cấp cho học viên kiến thức về các nguyên lý mã hóa công khai, giải thuật mã hóa công khai RSA, các giải pháp xác thực thông điệp, mã xác thực thông điệp, hàm Hash an ninh, chữ ký số, . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng! | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN CHƯƠNG 4 MÃ HÓA CÔNG KHAI VÀ XÁC THỰC THÔNG ĐIỆP GV LƯƠNG MINH HUẤN NỘI DUNG I. Các nguyên lý mã hóa công khai. II. Giải thuật mã hóa công khai RSA. giải pháp xác thực thông điệp. xác thực thông điệp. V. Hàm Hash an ninh. ký số. I. CÁC NGUYÊN LÝ MÃ HÓA CÔNG KHAI Mã hóa đối xứng có 2 yếu điểm Vấn đề trao đổi khóa giữa người gửi và người nhận. Tính bí mật của khóa. Vào năm 1976 Whitfield Diffie và Martin Hellman đã tìm ra một phương pháp mã hóa khác mà có thể giải quyết được hai vấn đề trên đó là mã hóa khóa công khai public key cryptography hay còn gọi là mã hóa bất đối xứng asymetric cryptography . Mô hình mã hóa công khai I. CÁC NGUYÊN LÝ MÃ HÓA CÔNG KHAI Để khắc phục điểm yếu của mã hóa đối xứng người ta tập trung vào nghiên cứu theo hướng có phương pháp nào để việc mã hóa và giải mã dùng hai khóa khác nhau Có nghĩa là C E P K1 và P D C K2 . I. CÁC NGUYÊN LÝ MÃ HÓA CÔNG KHAI Phương án 1 người nhận Bob giữ bí mật khóa K2 còn khóa K1 thì công khai cho tất cả mọi người biết. Alice muốn gởi dữ liệu cho Bob thì dùng khóa K1 để mã hóa. Bob dùng K2 để giải mã. Ở đây Trudy cũng biết khóa K1 tuy nhiên không thể dùng chính K1 để giải mã mà phải dùng K2. Do đó chỉ có duy nhất Bob mới có thể giải mã được. Điều này bảo đảm tính bảo mật của quá trình truyền dữ liệu. Ưu điểm của phương án này là không cần phải truyền khóa K1 trên kênh an toàn. I. CÁC NGUYÊN LÝ MÃ HÓA CÔNG KHAI Phương án 2 người gửi Alice giữ bí mật khóa K1 còn khóa K2 thì công khai cho tất cả mọi người biết. Alice muốn gởi dữ liệu cho Bob thì dùng khóa K1 để mã hóa. Bob dùng K2 để giải mã. Ở đây Trudy cũng biết khóa K2 nên Trudy cũng có thể giải mã được. Do đó phương án này không đảm bảo tính bảo mật. Tuy nhiên lại có tính chất quan trọng là đảm bảo tính chứng thực và tính không từ chối. I. CÁC NGUYÊN LÝ MÃ HÓA CÔNG KHAI Vì vậy nếu kết hợp phương án 1 và phương án 2 thì mô hình đề xuất của chúng ta khắc phục được các nhược điểm của mã hóa đối xứng. Trong cả hai .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN