tailieunhanh - Kể chuyện danh nhân Việt Nam (Tập 9): Phần 2
Trong phần 2 của ebook Danh nhân sư phạm này, chúng ta sẽ được biết đến Nguyễn An Khương: Người thầy Đông kinh nghĩa thục ở Phương Nam; Nguyễn Hiệt Chi: Người thầy dạy học trò theo chí hướng của phong trào Duy Tân; Võ Liêm Sơn: Người thầy “thờ nước vẹn lòng trung”; Dương Quảng Hàm: Người thầy tiêu biểu của trường Bưởi; Bùi Kỷ: Người thầy nặng lòng với quốc văn; . Mời các bạn cùng đón đọc. | BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM NGUYỄN AN KHƯƠNG Người thầy Đông Kinh Nghĩa Thục ở Phương Nam Ảnh hưởng của trường Đông Kinh Nghĩa Thục thật sâu rộng không chỉ các tỉnh ở Bắc kỳ Trung kỳ học tập thực hiện theo mô hình giáo dục này mà nó còn lan rộng vào tận Nam kỳ. Chính tư tưởng của trường đã dấy lên phong trào Duy tân ở Nam Kỳ với nhiều tên tuổi tiên phong lừng lẫy - trong số đó có thầy Nguyễn An Khương. Theo gia phả còn để lại thì thầy Nguyễn An Khương gốc họ Đoàn làng Giai Phạm huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh triều đình mục nát dân chúng khốn khổ. Những năm đó người dân bỏ cày cấy. Thóc lúa dành dụm trong làng đều hết sạch. Dân đen bồng bế dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường. Giá gạo cao vọt 100 đồng tiền không đổi được bữa ăn. Người chết đói ngổn ngang đầy đường. Thóc gạo khan hiếm đến độ có nơi một mẫu ruộng chỉ đổi được một bánh đa nướng lại có người cầm cả nén bạc nén vàng trong tay mà chịu chết đói. Trước tình hình bi đát đó cháu ruột bà Đoàn Thị Điểm - gọi bà bằng cô - đứng ra lãnh đạo nông dân khởi nghĩa. Người đó là Đoàn Công Chấn. Sau những vụ chọc trời khuấy nước Chấn bị quân triều đình bắt được và xử trảm. Sau khủng bố này anh em của Chấn phải bỏ quê nhà Hưng Yên để trốn vào Đàng Trong. Họ ẩn náu tung tích tại rừng Đại Lợi phủ Hoài Nhơn tỉnh Bình Định. Để tránh sự truy nã gắt gao của triều đình nên từ họ Đoàn họ đã đổi sang họ Nguyễn. Trong số ba anh em lưu lạc chạy vào đây thì Đoàn Công Trực đổi thành Nguyễn Chuẩn Trực. Trực sinh được 134 TẬP 9 DANH NHÂN SƯ PHẠM hai người con là Nguyễn Thị Thắng và Nguyễn An Nghi. Về sau Nguyễn An Nghi kết duyên với Dương Thị Hiền sinh ra Nguyễn Thị Xuyên Nguyễn An Khương và Nguyễn An Cư. Năm tháng trôi qua gia đình ông Nghi tiếp tục lưu lạc vào đất phương Nam. Tại xã Long Thượng huyện Cần Giuộc tỉnh Chợ Lớn nay thuộc tỉnh Long An sau khi kết hôn với bà Trương Thị Ngự Nguyễn An Khương sinh được bốn người con là Nguyễn An Thái Nguyễn An Thường Nguyễn Thị Năng Nguyễn An Ninh. Ba người
đang nạp các trang xem trước