tailieunhanh - Kể chuyện danh nhân Việt Nam (Tập 6): Phần 2

Trong phần 2 của tập 6 mang tên Danh nhân cách mạng Việt Nam, chúng ta sẽ được biết đến Nguyễn Nghiêm: Đem thân ra mà luyện đá vá trời; Châu Văn Liêm: Thề cùng gánh vác với non sông; Lý Tự Trọng: Bất tử tuổi 17; Nguyễn Khắc Nhu: Quyết đem cái chết giục đồng bào; Hoàng Cầm: “Cha đẻ” của bếp nuôi quân nổi tiếng thời chống Pháp; Mời các bạn cùng đón đọc. | TẬP 6 DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM NGUYỄN NGHIÊM Đem thân ra mà luyện đá vá trời Trời thu. Mây bay thấp. Nắng dịu. Dinh quan Tuần phủ mấy hôm nay mở tiệc khao vọng rộn rịp khách vào ra ăn uống hát xướng. Sau bao tuần rượu chúc tụng ngật ngưỡng trong dinh Tuần phủ Nguyễn Bá Trác đưa tay vuốt râu cười đắc chí. Thế đấy Bao nhiêu năm bôn ba làm cách mạng nay trở về tưởng đâu tù mọt gông thế mà lại được ăn trên ngồi trốc. Phải khôn ngoan thế nào mới được như thế chứ Trác tự Tiêu Đẩu thuở nhỏ học chữ Hán có thi Hương và đậu cử Nguyễn Nghiêm 1903-1931 nhân khoa Bính Ngọ 1906 . Gặp lúc cụ Phan Bội Châu hô hào phong trào Đông Du Trác đã xuất dương sang Nhật và sau khi chính phủ Nhật giải tán du học sinh và trục xuất các nhà cách mạng nước ta Trác được vào học lớp cán bộ quân sự ở Quảng Tây. Thế nhưng về sau Trác lại quay về cộng tác với Tây Nhờ có nhiều công lao nên Trác được chúng bổ làm Tá lý bộ Học ở Huế rồi làm Tuần phủ Quãng Ngãi. Nhân dịp vinh thăng Trác mở tiệc khao mời trong làng ngoài quận đến dự rất đông để khoe mẻ. Tất nhiên trong số 131 BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM quà cáp đến mừng Trác còn có nhiều thơ phú của bạn bè cũ. Rượu vào lời ra. Tiếng nói cười rôm rả. Một ca nhi õng ẹo đứng lên ngâm mấy câu lẩy kiều 1 của một thực khách vốn là bạn cũ tặng chủ nhân Kể từ lạc nước bước ra Một là đắc hiếu hai là đắc trung Giang hồ quen thói vẫy vùng Rày xem phỏng đã cam lòng hay chưa Tiếng ngâm vừa dứt mặt Trác đang tươi rói bỗng tái ngắt xám xịt. Ai đó đã đánh trúng tim đen bản chất hai mặt lá phải lá trái của Trác. Cuộc liên hoan nhạt nhẽo dần và tự động giải tán không kèn không trống Trác không hề biết rằng cũng trong lúc ấy cách đó không xa tại làng Tân Hội có một người cộng sản đang say sưa hô hào quần chúng đứng lên làm cuộc cách mạng để đổi đời. Giọng nói da diết của anh âm vang như tiếng sóng bên sông sông Trà Khúc. Và hắn cũng hoàn toàn không ngờ rằng chính anh sẽ là người khiến hắn phải mất ăn mất ngủ. Chàng thanh niên ấy là Nguyễn Nghiêm sinh năm 1903