tailieunhanh - Sử dụng chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) để đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo của một quốc gia

Bài báo "Sử dụng chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) để đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo của một quốc gia" trình bày khái quát về chỉ số đổi mới toàn cầu và việc sử dụng chỉ số này để đánh giá mức độ đổi mới, sáng tạo của một quốc gia. Bài báo trình bày việc đánh giá đối với Việt Nam và từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với việc sử dụng chỉ số. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết! | SỬ DỤNG CHỈ SỐ ĐỔI MỚI TOÀN CẦU GII ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA MỘT QUỐC GIA . Đỗ Thị Đông Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Bài báo này trình bày khái quát về chỉ số đổi mới toàn cầu và việc sử dụng chỉ số này để đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo của một quốc gia. Bài báo trình bày việc đánh giá đối với Việt Nam và từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với việc sử dụng chỉ số. Từ khóa chỉ số đổi mới toàn cầu kinh tế tri thức Việt Nam 1. Giới thiệu về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Chỉ số đổi mới toàn cầu còn gọi là chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu hoặc chỉ số sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index - GII là một bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia hoặc nền kinh tế. Dự án Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu ban đầu được xây dựng bởi Giáo sư Dutta ở Trường Kinh doanh INSEAD vào năm 2007 với mục tiêu đơn giản chỉ là làm thế nào để tìm ra cách thức đánh giá khả năng đổi mới trong một xã hội và không chỉ đơn thuần dựa vào những thước đo truyền thống như là số lượng các bài nghiên cứu và mức chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Sở dĩ mục tiêu đơn giản của dự án như vậy là vì một số lý do như 1 đổi mới sáng tạo là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh của bất kỳ quốc gia nào rất nhiều chính phủ ở các quốc gia đã đặt đổi mới vào trọng tâm của chiến lược phát triển 2 định nghĩa của đổi mới đã được mở rộng không còn giới hạn trong việc nghiên cứu và phát triển và xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học mà rộng hơn có thể bao gồm cả những đổi mới về xã hội về mô hình kinh doanh và về công nghệ và 3 việc công nhận và biểu dương những sáng kiến đổi mới trong các thị trường mới nổi được coi là yếu tố quan trọng để khuyến khích mọi người đặc biệt là thế hệ kinh doanh kế tiếp trong công việc. Chỉ số đổi mới toàn cầu không phải là xếp hạng cuối cùng và chính thức về năng lực đổi mới của một quốc gia mà xuất phát từ thực trạng rằng việc đo lường kết quả và tác động của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN