tailieunhanh - Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị trước tác động của giáo dục 4.0

Từ việc phân tích những tác động của giáo dục thông minh (giáo dục ) đến hoạt động dạy học hiện nay, bài viết tập trung làm rõ thực trạng của việc giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường cao đẳng, đại học. Thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp các kết quả thu được từ các nghiên cứu lý thuyết, các cuộc trao đổi và thực tế thực hành giảng dạy trên lớp, tác giả đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của các môn học này trước tác động của giáo dục . | Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC Trần Thị Phúc An1 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất số 18 phố Viên Đức Thắng Bắc Từ Liêm Hà Nội Email tranthiphucan@ Tóm tắt Từ việc phân tích những tác động của giáo dục thông minh giáo dục đến hoạt động dạy học hiện nay bài viết tập trung làm rõ thực trạng của việc giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường cao đẳng đại học. Thông qua phương pháp phân tích tổng hợp các kết quả thu được từ các nghiên cứu lý thuyết các cuộc trao đổi và thực tế thực hành giảng dạy trên lớp tác giả đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của các môn học này trước tác động của giáo dục . Từ khóa Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị giáo dục . 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực giáo dục. Trong thời đại kỷ nguyên số hóa giáo dục đại học sẽ có sự thay đổi sâu rộng từ môi trường giáo dục từ vai trò của người dạy người học đến phương pháp dạy và học. Qua đó phương pháp dạy học sẽ linh hoạt về thời gian không gian phù hợp với điều kiện và nhu cầu cá nhân. Tiếp cận với xu thế phát triển của giáo dục thông minh giáo dục phần lớn giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị đã có nhiều cải tiến trong quá trình giảng dạy kết hợp sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại để kích thích năng lực tư duy năng lực hợp tác năng lực phản biện và năng lực sử dụng công nghệ thông tin của sinh viên trong quá trình học tập. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận giảng viên chưa kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học tích cực sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu chưa truyền lửa đến với người học tạo nên tâm lý chán nản và cho rằng những môn học này là khô khan khó hiểu trừu tượng. Do vậy vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu một cách thấu đáo hệ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN