tailieunhanh - Tiểu luận môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Kinh tế nông nghiệp công nghệ cao - Động lực phát triển kinh tế huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm đổi mới củaĐảng về sự cần thiết, nội dung và điều kiện, tiền tề đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh cuộc cách mạngkhoa học công nghệ và xu hướng hội nhập kinh tế quốc hiện nay; phântích, đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệcao trong nông nghiệp ở huyện Cai Lậy,từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đưa nền nông nghiệp của huyện phát triển hiện đại theo hướng ứng dụng công nghệ cao. | HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II TIỂU LUẬN LỚP ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG CHÍNH QUYỀN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG Bằng số Bằng chữ TP. HCM NĂM 2021 MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta tăng trưởng đáng kể đã đáp ứng cơ bản nhu cầu đời sống nhân dân và xuất khẩu. Tuy nhiên chất lượng nông sản hàng hóa còn thấp nông sản xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô và giá thấp. Do vậy cùng với xu hướng phát triển của nền nông nghiệp thế giới nền nông nghiệp nước ta cần phải ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong sản xuất nhằm tạo ra nông sản có năng suất và chất lượng cao để có thể hòa nhập làm chủ thị trường trong nước và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Sự ra đời của Chương trình Nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học công nghệ đào tạo nhân lực chất lượng cao tạo thuận lợi cho chuyển hóa tri thức thành sức mạnh sản xuất phát triển thị trường tạo việc làm và đem lại lợi ích cho đất nước. Huyện Cai Lậy nằm ở phía Tây tỉnh Tiền Giang là một huyện thuần nông với nhiều ưu đãi có thể đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn tuy nhiên quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn còn gặp những khó khăn nhất định đó là sản xuất nông nghiệp phần lớn còn manh mún nhỏ lẻ áp dụng khoa học kỹ thuật còn thấp chất lượng nông sản thấp có nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao nhưng chưa đạt chuẩn để xuất khẩu. Bên cạnh đó quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ ởTiền Giang nên nhu cầu tiêu dùng nông sản ngày càng tăng. Vì thế việc nghiên cứu và ứngdụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp của huyện là một việc làm hết sức cần thiết nhằm đưa ngành nông nghiệp của huyện sản xuất theo hướng mới dựa trên những lợi thếsẵn có Đó là phát triển nền nông nghiệp theo hướng ứng dụng
đang nạp các trang xem trước