tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo hình thành và phát triển phẩm chất góp phần giáo dục toàn diện học sinh tiểu học
Đề tài đề cập đến những biện pháp quản lí, chỉ đạo hình thành và phát triển phẩm chất học sinh tiểu học góp phần giáo dục toàn diện con người. Để hình thành và phát triển phẩm chất tốt cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải điều chỉnh phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình dạy học và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện kịp thời những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phản ánh đúng những ưu điểm nổi bật, những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm rèn luyện cho học sinh có những phẩm chất tốt góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh tiểu học. | 1. PHẦN MỞ ĐẦU . Lý do chọn đề tài Thời đại CNH HĐH đòi hỏi con người cần có tri thức và kĩ năng thực hành. Theo định hướng đó thì bậc tiểu học là nền tảng. Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức trí tuệ thể chất thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh và cung cấp cho các em những tri thức cần thiết. Nền tảng nhân cách kĩ năng sống kĩ năng học tập cơ bản của học sinh được hình thành ở tiểu học và được sử dụng trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Học sinh tiểu học được dạy từ những thói quen nhỏ nhất như cách cầm bút cách thưa gửi đi đứng ăn mặc cho đến các kĩ năng phục vụ kĩ năng giao tiếp các kĩ năng học tập và khả năng tự học sáng tạo. Giáo dục tiểu học chính là nền tảng của giáo dục phổ thông đặt cơ sở vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện con người. Thành quả của GDTH có giá trị lâu dài có tính quyết định vì thế làm tốt GDTH là đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Luật giáo dục năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009 đã nêu rõ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức sức khỏe thẩm mĩ và nghề nghiệp trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Như vậy giáo dục giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Từ xưa ông cha ta đã từng dạy Tiên học lễ hậu học văn . Điều đó muốn nhấn mạnh rằng trước khi học văn hóa con người cần phải có đạo đức. Hồ Chủ Tịch đã từng nói Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo 1 đức là cái gốc quan trọng nếu không có đạo đức thì tài cũng vô dụng . Bởi vậy có thể nói đạo đức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân .
đang nạp các trang xem trước