tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non

Mục đích của sáng kiến nhằm tìm ra những phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới môi trường giáo dục tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo nhu cầu của trẻ phù hợp với lứa tuổi. Giúp trẻ có tính tự lập, trẻ mạnh dạn, tự tin trong khi giao tiếp với bạn bè, cô giáo và người lớn | ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1. Lí do chọn biện pháp Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn lên tốt dạy trẻ tốt thì sau này các cháu trở thành người tốt . Lứa tuổi Mầm non trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất trí tuệ và tinh thần. Trẻ ham hiểu biết thích tìm tòi mọi thứ xung quanh. Đặc biệt tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển về phẩm chất nhân cách của trẻ. Đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm những công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để giúp trẻ tự tin năng động sáng tạo làm cơ sở hình thành kĩ năng sống cho trẻ sau này. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường rất nhiều bậc phụ huynh có ít thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái chính vì vậy trẻ thường hay ỷ lại và không tự lo cho bản thân. Trẻ em ngày nay đã thông minh hoạt bát hiếu động hơn nhiều so với trẻ ngày xưa. Tuy nhiên trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như Internet tivi các trò chơi điện tử điều đó có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân thiếu mạnh dạn tự tin. Trẻ sống thụ động không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp không biết cách tự chăm sóc tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn hay ỉ lại tất cả các việc lớn nhỏ cho bố mẹ cô giáo. Phụ huynh nuông chiều con quá mức không tin vào khả năng của trẻ trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng chậm chạp thì tỏ ra khó chịu nên người lớn thường sốt ruột và làm thay trẻ dẫn đến trẻ có sự bướng bỉnh dần dần ỷ lại lười biếng thiếu tự tin. Đa số giáo viên chưa chú trọng rèn kỹ năng sống cho trẻ hướng dẫn trẻ hình thành tính tự phục vụ vẫn còn hạn chế. Để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt không có nghĩa là .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.