tailieunhanh - Thị trường bất động sản thời gian qua và dự báo trong thời gian tới

Sau khi khái quát tình hình phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam trong thời gian qua, trọng tâm bài viết đi vào phân tích dự báo những yếu tố tác động đến sự phát triển thị trường bất động sản, từ đó đưa ra hai kịch bản phát triển thị trường bất động sản trong thời gian tới: (1) Kịch bản thị trường phát triển ổn định và (2) Kịch bản thị trường xuất hiện các cơn sốt nóng hoặc đóng băng cục bộ và tạo nên bong bóng bất động sản ở một số thời điểm; Một số khuyến nghị cũng được đưa ra nhằm đối phó với kịch bản này. | THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN THỜI GIAN QUA VÀ DỰ BÁO TRONG THỜI GIAN TỚI . Hoàng Văn Cường TS. Nguyễn Thị Hải Yến Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Sau khi khái quát tình hình phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam trong thời gian qua trọng tâm bài viết đi vào phân tích dự báo những yếu tố tác động đến sự phát triển thị trường bất động sản từ đó đưa ra hai kịch bản phát triển thị trường bất động sản trong thời gian tới 1 Kịch bản thị trường phát triển ổn định và 2 Kịch bản thị trường xuất hiện các cơn sốt nóng hoặc đóng băng cục bộ và tạo nên bong bóng bất động sản ở một số thời điểm một số khuyến nghị cũng được đưa ra nhằm đối phó với kịch bản này. Từ khóa thị trường bất động sản dự báo thị trường bất động sản kịch bản phát triển thị trường bất động sản 1. Khái quát thị trƣờng bất động sản thời gian qua Sau khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực lượng cầu chính thức về nhà đất ở bắt đầu tăng lên. Năm 1992 cũng là thời điểm đánh dấu mở đầu của thời kỳ mở cửa nền kinh tế thu hút các nguồn lực đầu tư nước ngoài. Đây cũng là thời điểm bắt đầu tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ. Đó là tiền đề quan trọng hứa hẹn dòng đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam. Nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng trở thành nhân tố cơ bản thúc đẩy gia tăng cầu về bất động sản không chỉ đáp ứng cho nhu cầu thực tại mà lớn hơn còn tạo ra kỳ vọng cho các nhà đầu tư hướng tới tương lai. Nhiều người có tiềm lực tiền vốn chưa biết đầu tư vào đâu ngoài cất trữ và gửi tiết kiệm trong bối cảnh lạm phát phi mã nay chuyển sang đầu tư mua bán đất đai - bất động sản. Thêm vào đó luồng vốn đầu tư cá nhân từ nước ngoài chuyển về trong số đó phải kể đến những người xuất khẩu lao động tại thị trường các nước Đông Âu điển hình là những người lao động tại Đức đã mang về một lượng ngoại tệ đáng kể sau khi chấm dứt hợp đồng lao động khi sáp nhập Đông - Tây Đức. Những nhân tố trên đã tạo ra sự gia tăng đột biến về cầu đất đai - bất động sản và là nhân tố cơ bản khởi đầu cho cơn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN