tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi nói riêng giáo viên mầm non phối kết hợp với phụ huynh có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách của trẻ sau này. | SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI 1. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ. Tính tự lập là một trong những tính cách cơ bản đóng vai trò quan trọng giúp trẻ sau này khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn tự tin hơn vững vàng hơn thành công hơn trong cuộc sống và đặc biệt là trẻ có thể tự làm những việc của mình thật tốt mà không có người thân bên cạnh hay gặp bất kỳ tình huống khó khăn nào. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin năng động sáng tạo làm cơ sở hình thành các kĩ năng sống sau này. Hiện nay đối với mỗi gia đình chủ yếu là các bậc phụ huynh còn có nhiều sai lầm về cách giáo dục con cái nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Phụ huynh thường nuông chiều quá mức trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng chậm chạp thì tỏ ra khó chịu nên người lớn thường làm thay trẻ dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại lười biếng mất tự tin. Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong giáo dục tính tự lập cho trẻ. Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành tính tự lập cho trẻ lại rất hạn chế. Nguyên nhân là do người giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập bên cạnh đó điều quan trọng là cô giáo ngại khó sợ tốn thời gian và có tư tưởng làm luôn cho xong. Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ nói chung và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN