tailieunhanh - Nghiên cứu tác dụng giảm chỉ số lipid máu và khả năng kháng khuẩn của cao ethanol từ lá xoài non (Mangifera indica L.)
Sử dụng cao ethanol từ lá xoài non, theo phương pháp nghiên cứu của Gupta (2010) xác định giá trị MIC và phương pháp MTT của Sakarkar (2011) đã cho thấy cao ethanol từ lá xoài non có khả năng kháng một số chủng vi sinh vật gây bệnh thường gặp ở người, nhưng lại không có khả năng ức chế các dòng tế bào ung thư biểu mô biểu bì miệng KB, ung thư gan Hep G2, ung thư phổi LU-1, ung thư vú MCF-7. | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIẢM CHỈ SỐ LIPID MÁU VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA CAO ETHANOL TỪ LÁ XOÀI NON Mangifera indica L. Trần Thị Phương Liên Trần Thu Hòa Phạm Phương Thu Tóm tắt Sử dụng cao ethanol từ lá xoài non theo phương pháp nghiên cứu của Gupta 2010 xác định giá trị MIC và phương pháp MTT của Sakarkar 2011 đã cho thấy cao ethanol từ lá xoài non có khả năng kháng một số chủng vi sinh vật gây bệnh thường gặp ở người nhưng lại không có khả năng ức chế các dòng tế bào ung thư biểu mô biểu bì miệng KB ung thư gan Hep G2 ung thư phổi LU-1 ung thư vú MCF-7. Ngoài ra cao ethanol từ lá xoài non có khả năng làm giảm một số chỉ số lipid máu ở chuột béo phì thực nghiệm như glucose triglyceride cholesterol và LDL-c đồng thời làm tăng chỉ số HDL-c với các giá trị p lt 0 05 . Từ khóa Giảm lipid máu kháng khuẩn lá xoài non. 1. MỞ ĐẦU Theo Đỗ Tất Lợi 2006 lá xoài có vị chua ngọt tính mát có tác dụng làm mát lợi tiểu chống sa nội tạng được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho viêm phế quản cấp hay mạn tính phù thũng. Viện Dược liệu 2001 cho thấy một số nghiên cứu về cây xoài ở Việt Nam đã thực hiện từ năm 1989 các công trình nghiên cứu sau đó đã chứng minh được khả năng kháng khuẩn sâu răng chống viêm ở lá xoài tìm ra một số chủng men trong dịch chiết lá xoài công nghệ tách chiết và sản xuất mangiferin từ lá xoài. Tuy nhiên. việc nghiên cứu tác dụng giảm chỉ số lipid máu từ đối tượng này vẫn chưa được nghiên cứu ở cả trong nước và quốc tế. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Vật liệu nghiên cứu Mẫu thực vật Cây xoài Mangifera indica L bộ phận sử dụng là lá non được thu tại thành phố Nam Định - Nam Định. Mẫu động vật Chuột bạch chủng Swiss chuột đực nặng 18 - 20 g do viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp. Tế bào ung thư có nguồn gốc từ trung tâm chủng giống Hoa Kỳ ATCC của Mỹ gồm ung thư biểu mô biểu bì miệng KB ung thư gan Hep .
đang nạp các trang xem trước