tailieunhanh - Đánh giá chỉ số dễ bị tổn thương bờ biển tỉnh Bến Tre

Mục đích nghiên cứu là để đánh giá sự tổn thương của bờ biển tỉnh Bến Tre bằng chỉ số dễ bị tổn thương (Coastal Vulnerability Index - CVI). Chỉ số CVI được tính dựa trên các đặc điểm địa chất (địa mạo, độ dốc, và tốc độ xói lở của đường bờ) và vật lý (chiều cao sóng, biên độ dao động triều, và mực nước biển dâng) của đường bờ. Kết quả xác định được diễn biến và mức độ tổn thương ở khu vực nghiên cứu. | Kỷ yếu Hội nghị Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Trái đất và Môi trường DOI ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BỜ BIỂN TỈNH BẾN TRE Võ Hồng Sơn Nguyễn Đình Thanh Trương Minh Hoàng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên HCM Email vhson206@ TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu là để đánh giá sự tổn thương của bờ biển tỉnh Bến Tre bằng chỉ số dễ bị tổn thương Coastal Vulnerability Index - CVI . Chỉ số CVI được tính dựa trên các đặc điểm địa chất địa mạo độ dốc và tốc độ xói lở của đường bờ và vật lý chiều cao sóng biên độ dao động triều và mực nước biển dâng của đường bờ. Kết quả xác định được diễn biến và mức độ tổn thương ở khu vực nghiên cứu. Từ khóa Chỉ số CVI biến động đường bờ mực nước biển dâng. 1. GIỚI THIỆU Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL là một trong những nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tác động của biển đổi khí hậu toàn cầu cụ thể là mực nước biển dâng. Trong đó tỉnh Bến Tre nằm ở vùng đồng bằng thấp thuộc ĐBSCL và tiếp giáp biển Đông có diễn biến đường bờ biển phức tạp. Đường bờ biển của tỉnh dài khoảng 65 km có 3 huyện giáp biển Bình Đại Ba Tri và Thạnh Phú. Theo thống kê đến năm 2019 toàn tỉnh có 8 điểm xói lở bờ biển với chiều dài 19km trong đó có một số điểm xói lở mạnh như khu vực Cồn Ngoài xã Bảo Thuận huyện Ba Tri dài 1200 m khu vực Cồn Lợi xã Thạnh Hải huyệnThạnh Phú dài 1500 m và bờ biển xã Thừa Đức dài 3000 m 1 . Do đó việc đánh giá sự tổn thương đường bờ biển tại khu vực tỉnh Bến Tre là cần thiết nhằm đưa ra những dự báo về các khu vực dễ xảy ra xói lở từ đó đề ra những giải pháp bảo vệ bờ biển. Vì vậy tác giả đã tiến hành đánh giá sự tổn thương bờ biển bằng chỉ số dễ bị tổn thương CVI dựa trên 6 tham số địa mạo độ dốc tốc độ xói lở chiều cao sóng trung bình biên độ triều trung bình và mực nước biển dâng tương đối. Phương pháp chỉ số dễ bị tổn thương bờ biển CVI ban đầu được Gornitz và Kanciruk 1989 phát triển sau đó được hiểu chỉnh bởi Thieler amp Hammar-Klose 1999 2 với mục đích là phát triển cơ sở dữ liệu tai biến bờ biển để .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.