tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào môn Khoa học lớp 5

Nội dung nghiên cứu của sáng kiến gồm có: Nghiên cứu nội dung chương trình Khoa học lớp 5, lựa chọn bài dạy và xác định nội dung kiến thức áp dụng phương pháp BTNB; Chuẩn bị đồ dùng dạy học, dự kiến phương án tìm tòi và thực hiện các thí nghiệm đảm bảo thành công trước khi tổ chức dạy học; | 1 MỘT VÀI KINH NGHIỆM ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT VÀO DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 5 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ giữa thế kỉ XX đến nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi giáo dục phải đào tạo lớp người lao động mới Thông minh năng động sáng tạo. Yêu cầu đó buộc giáo dục phải chuyển mục tiêu đào tạo từ biết gì sang có năng lực giải quyết vấn đề gì . Để đạt mục tiêu đó thì việc dạy học phải chuyển từ trang bị tri thức sang bồi dưỡng năng lực trong đó đặc biệt quan trọng là năng lực sáng tạo. Theo đó nhiều phương pháp dạy học tích cực ra đời như Lipet nêu vấn đề grap ximina công nghệ giáo dục bản đồ tư duy .Cuối những năm 90 của thế kỉ trước một phương pháp dạy học tích cực mới nữa ra đời có tên là phương pháp Bàn tay nặn bột . Bàn tay nặn bột được hiểu là phương pháp tạo cho học sinh tích cực chủ động trong học tập. Học sinh phải tự làm các thực nghiệm để tiếp thu các kiến thức khoa học. Các em tiếp cận tri thức khoa học như một quá trình nghiên cứu của chính bản thân. Trong đó vai trò của giáo viên ở phương pháp này không phải là truyền thụ những kiến thức khoa học dưới dạng thuyết trình trình bày mà là giúp xây dựng kiến thức bằng cách cùng hành động với học sinh. Khoa học lớp 5 là môn học chiếm vị trí quan trọng ở bậc tiểu học. Đây là môn học tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học thực nghiệm như Vật lý Hoá học Sinh học Vì vậy môn học này có nhiều điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học để bước đầu hình thành cho học sinh phương pháp học tập mang tính chất tự tìm tòi nghiên cứu rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho học sinh. Thực tiễn dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học cho thấy giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng phương pháp dạy học. Các phương pháp dạy học truyền thống vẫn chiếm ưu thế học sinh học tập còn thụ động. Các thí nghiệm trong bài còn mang tính chất minh họa. Giáo viên còn tự mình trình bày biểu diễn các thí nghiệm thực hành để

TỪ KHÓA LIÊN QUAN