tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Làm ra thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Kon Tum. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VĂN ĐÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH . ĐÀO HỮU HÒA Phản biện 1 . VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 2 . GIANG THANH LONG Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế đóng góp lớn vào tổng sản phẩm của mỗi nước đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV . Đối với Việt Nam DNNVV có vị trí rất quan trọng và chiếm 93 tổng số doanh nghiệp DN trong nước. Số lượng DN này là nguồn tạo công ăn việc làm cho người lao động ở hầu hết các lĩnh vực. Ngoài ra DN còn là nhân tố góp phần đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nâng cao hiệu quả kinh tế giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Vì những lý do đó vai trò của việc khuyến khích hỗ trợ phát triển DNNVV trong công các QLNN cần được coi trọng nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế cả nước nói chung và địa phương nói riêng nhất là những tỉnh nghèo như Kon Tum cần có những cơ chế thông thoáng để thu hút và phát triển DN. Kon Tum địa phương có nhiều lợi thế về kinh tế trong công nghiệp nông nghiệp và du lịch nhưng tốc độ tăng trưởng chậm chưa phát huy được tiềm năng vốn có của tỉnh. Hiện nay trung bình mỗi năm tỉnh Kon Tum có khoảng 200 doanh nghiệp thành lập mới. Năm 2018 số doanh nghiệp thành lập mới 235 doanh nghiệp tăng 23 7 so với cùng kỳ với tổng vốn điều lệ đăng ký là tỷ đồng. Số lượng DN mới được thành lập hàng năm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN