tailieunhanh - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu với vấn đề phát triển doanh nghiệp Việt Nam

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) – (EVFTA) là FTA thế hệ mới quan trọng, có nhiều ngoại ứng, vừa tạo ra thách thức, vừa mở ra cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp Việt từng được hưởng lợi nhiều từ hoạt động thương mại và FTA với EU, nhưng còn nhiều lãng phí, yếu kém, bởi nhiều nguyên nhân. | HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM LIÊN MINH CHÂU ÂU VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ThS. Lê Quốc Anh1 Lê Thị Trâm Anh2 Tóm tắt Hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam Liên minh châu Âu EU EVFTA là FTA thế hệ mới quan trọng có nhiều ngoại ứng vừa tạo ra thách thức vừa mở ra cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp Việt từng được hưởng lợi nhiều từ hoạt động thương mại và FTA với EU nhưng còn nhiều lãng phí yếu kém bởi nhiều nguyên nhân. Nay trước yêu cầu cấp thiết nước ta nên tham khảo kinh nghiệm Trung Quốc dựa vào EVFTA để phát triển doanh nghiệp. Cụ thể cần xây dựng học thuyết phát triển riêng đổi mới thể chế thực thi chính sách sát thực làm định hướng và tạo khuôn nền. Thành lập các bộ phận chuyên về khai thác từng FTA cũng như tổng hợp các FTA để phát huy lợi thế hạn chế tác động tiêu cực chuyển đổi doanh nghiệp yếu thế. Khai thác tác động từ EVFTA để phát triển các thương hiệu quốc gia các doanh nghiệp hỗ trợ hình thành các chuỗi cung ứng phát triển tổng hợp các doanh nghiệp đặc thù. Thu hút khôn ngoan đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ EU và đối tác liên quan để phát triển tốt doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh. Hình thành hệ thống doanh nghiệp hội nhập với khu vực doanh nghiệp nội phát triển khu vực FDI tích cực đóng góp nhiều vào tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Từ khóa Doanh nghiệp EVFTA tăng trưởng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiếm có vấn đề nào ở nước ta có mức độ quan tâm được nâng cấp nhanh như phát triển doanh nghiệp. Mãi tới năm 2011 khi đa phần các nước đã xem doanh nghiệp là trung tâm của nền kinh tế Việt Nam mới lần đầu tiên xem số liệu về doanh nghiệp phải ngừng hoạt động là chỉ tiêu quan trọng. Nhưng sau đó ngày 16 tháng 5 năm 2016 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35 NQ CP đặt mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020. Tiếp đó ngày 03 tháng 6 năm 2017 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đặt mục tiêu năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2025 có hơn 1 5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất

TỪ KHÓA LIÊN QUAN