tailieunhanh - Chế độ tương tỵ thời vua Sejong (1418-1450) và một vài liên hệ với chế độ hồi tỵ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497)

Chế độ tương tỵ ở Hàn Quốc bắt đầu từ thời Goryeo và phạm vi của nó được mở rộng trong thời kì vua Sejong dưới triều đại Joseon, sau đó được luật hóa trong Kinh quốc đại điển. Tùy từng trường hợp, việc áp dụng nguyên tắc tương tỵ với các đối tượng có khi được áp dụng trên phạm vi rộng, có khi lại được thu hẹp khi ngoại trừ một số đối tượng trong quân ngũ hoặc các lĩnh vực đặc thù. Chế độ tương tỵ có vai trò tích cực trong việc tăng cường quyền lực của vua và ngăn chặn hành vi bất chính của quan lại. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2021 Volume 66 Issue 3 pp. 109-117 This paper is available online at http CHẾ ĐỘ TƯƠNG TỴ THỜI VUA SEJONG 1418 - 1450 VÀ MỘT VÀI LIÊN HỆ VỚI CHẾ ĐỘ HỒI TỴ THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG 1460 - 1497 Shin Seung Bok NCS Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Chế độ tương tỵ ở Hàn Quốc bắt đầu từ thời Goryeo và phạm vi của nó được mở rộng trong thời kì vua Sejong dưới triều đại Joseon sau đó được luật hóa trong Kinh quốc đại điển. Tùy từng trường hợp việc áp dụng nguyên tắc tương tỵ với các đối tượng có khi được áp dụng trên phạm vi rộng có khi lại được thu hẹp khi ngoại trừ một số đối tượng trong quân ngũ hoặc các lĩnh vực đặc thù. Chế độ tương tỵ có vai trò tích cực trong việc tăng cường quyền lực của vua và ngăn chặn hành vi bất chính của quan lại. Tuy nhiên chế độ này cũng bất đắc dĩ trở thành yếu tố cản trở việc trưng dụng các nhân tài xuất sắc. Mặt khác một bộ phận quan lại cũng lấy cớ thực hiện chế độ tương tỵ mà làm việc không nghiêm chỉnh và thiếu hiệu quả. Trong lịch sử Đại Việt chế độ hồi tỵ lần đầu tiên được áp dụng dưới thời vua Lê Thánh Tông. Việc thi hành chế độ này dưới thời dưới vua Lê Thánh Tông khi đặt trong sự liên hệ với chế độ tượng tỵ thời vua Sejong có một số điểm tương đồng và khác biệt đặc biệt là đối tượng áp dụng thi hành. Từ khóa Sejong Lê Thánh Tông tương tỵ hồi tỵ Kinh quốc đại điển. 1. Mở đầu Ở Việt Nam việc không cho những người có quan hệ huyết thống đồng hương thầy trò bạn bè được cùng làm quan hay làm việc ở một địa phương công sở được hiểu là hồi tỵ nghĩa đen hồi là trở về tỵ là tránh lánh ra . Ở Hàn Quốc một chế độ tương tự như vậy đọc theo âm Hán Việt là tương tỵ . Đây là chế độ không cho phép những người có quan hệ thân tộc trong phạm vi nhất định được bổ nhiệm làm việc ở một quan ty hoặc ở quan ty có quan hệ thống thuộc trên dưới hoặc là không làm quan coi việc kiện tụng và quan thí thời Goryeo và Joseon 1 . Chế độ tương tỵ ở .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN