tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Hà Nội

Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về nội dung, vai trò, đồng thời đánh giá thực trạng của các quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng và thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo! | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH TÂM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI 2020 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài Thuế GTGT là loại thuế ra đời nhằm khắc phục việc đánh thuế trùng lắp của thuế doanh thu nó chỉ đánh vào giá trị tăng thêm được thể hiện bằng tiền lương tiền công lợi nhuận lợi tức và các khoản chi phí tài chính khác của các sản phẩm dịch vụ tại mỗi công đoạn sản xuất và lưu thông làm sao để đến cuối chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thì tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính theo giá bán cho người cuối cùng. Việc xác định nội dung của pháp luật thuế GTGT để thay thuế pháp luật thuế doanh thu phải giải quyết được tình trạng thuế trùng thuế qua các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa góp phần tạo ra sự dong bằng giữa các chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh kích thích lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng. Đồng thời việc xác định căn cứ tính thuế không chỉ để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế mà còn là biện pháp chống gian lận trốn lậu thuế ở các khâu của quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa. Để hiện thực hóa chủ trương phải tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài với mức cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội VI Chính phủ Quốc hội đã xây dựng và thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 29 12 1987. Luật này đã tạo khung pháp lý cơ bản để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như Bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi khác của các tổ chức cá nhân nước ngoài quy định về các hình thức đầu tư thủ tục đầu tư chuyển lợi nhuận ra nước ngoài Chính sách thuế thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam nói riêng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
31    239    0    20-04-2024
37    137    0    20-04-2024
41    115    0    20-04-2024
30    105    0    20-04-2024
11    98    0    20-04-2024
6    94    0    20-04-2024
5    97    0    20-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.