tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 rừng tự nhiên trạng thái IIB tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu sinh khối rừng tự nhiên trạng thái IIB huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 rừng tự nhiên trạng thái IIB huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất một số ứng dụng trong việc xác định sinh khối và lượng CO2 hấp thụ trạng thái rừng IIB huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - VŨ ANH TUẤN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIB TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành Lâm học Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học Võ Đại Hải Hà Nội 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong vòng năm qua nhiệt độ bề mặt Trái đất có tăng giảm không đáng kể và có thể nói là ổn định. Tuy nhiên trong vòng 200 năm trở lại đây đặc biệt là trong mấy chục năm vừa qua khi công nghiệp hoá phát triển nhân loại bắt đầu khai thác than đá dầu lửa sử dụng các nhiên liệu hoá thạch . Cùng với các hoạt động công nghiệp tăng lên nhân loại bắt đầu thải vào bầu khí quyển một lượng khí CO2 nitơ ôxít mêtan . dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu tác động đến toàn bộ nhân loại như Nước biển dâng tăng nhiệt độ tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến các nước trên thế giới đây được coi là một trong thách thức của loài người trong thế kỷ 21. Theo tính toán của các nhà khoa học khi nồng độ C02 trong khí quyển tăng gấp đôi thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 30C. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0 50C trong khoảng thời gian từ 1885-1940 do thay đổi của nồng độ C02 trong khí quyển từ 0 027 lên 0 035 . Từ năm 1958 đến 2003 lượng C02 trong khí quyển tăng lên 5 . Theo ước tính của các nhà khoa học nếu toàn bộ sinh khối của rừng mưa nhiệt đới bị đốt trong vòng 50 năm tới thì lượng C02 thải ra cùng với lượng C02 không được hấp thụ từ rừng mưa sẽ làm tăng lượng C02 trong khí quyển gấp đôi hiện nay và nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 2 - 50 C làm cho băng 2 cực tan dẫn đến những thay đổi đối với các hệ sinh thái ở dãy Himalaya dãy Andes và mực nước biển sẽ dâng lên 1-3 m làm ngập các vùng thấp ven biển phía Nam của Bangladesh đồng bằng sông Mêkông ở Việt Nam và

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN