tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La

Mục tiêu của luận văn nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất nhằm góp phần ổn định đời sống của người dân, thu hút cộng đồng các dân tộc địa phương vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - CAO ĐÌNH SƠN NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT Ở HUYỆN THUẬN CHÂU - TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ 60 62 60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học . VÕ ĐẠI HẢI Hà Nội - 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều năm gần đây tài nguyên rừng nhiệt đới ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiế p đế n sinh thái môi trường và đời số ng của người dân. Trên thế giới trung bình hàng năm rừng nhiệt đới mất đi khoảng 11 triệu ha. Mất rừng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như hạn hán lũ lụt thường xuyên xảy ra nạn ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề bức thiết ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người. Ngày nay biến đổi khí hậu là vấn đề của toàn nhân loại chứ không chỉ riêng của bất cứ một quốc gia nào chúng ta đang phải trả giá cho những hành động phá rừng khai thác quá mức. Theo nhận định của Hội thảo khoa học về biến đổi khí hậu toàn cầu Hà Nội 10 2009 cho rằng Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra. Nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi rừng Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách áp dụng nhiều giải pháp đầu tư nhiều chương trình dự án trồng rừng. Kết quả diện tích rừng ở nước ta đã tăng lên từ 12 1 triệu ha 2004 đến 13 12 triệu ha rừng 2008 đô ̣ che phủ đạt 38 7 Bộ NN amp PTNT 2009 đáp ứng nhu cầu về lâm sản môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch. Tuy nhiên sự quan tâm của chúng ta trong thời gian qua tập trung nhiều vào 2 đối tượng là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng rừng trồng sản xuất RTSX chưa được quan tâm chú ý nhiều và thực tiễn sản xuất hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải có lời giải đáp cả về kỹ thuật kinh tế chính sách và thị trường gây ảnh hưởng trực tiếp tới người trồng rừng. Xuất phát từ thực trạng tài nguyên rừng ngày càng suy giảm ở nước ta và khả năng quỹ đất dành cho phát triển rừng cùng với những đòi hỏi phải thực hiện cấp quốc gia về .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN