tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Sự hình thành và phát triển các hệ thống canh tác của cộng đồng người Mường vùng hồ thủy điện Hòa Bình sau di dân

Đề tài “Sự hình thành và phát triển các hệ thống canh tác của cộng đồng người Mường vùng hồ thủy điện Hòa Bình sau di dân” là một nghiên cứu nhằm góp phần phát hiện và bổ sung cơ sở khoa học - thực tiễn trong sự hình thành, phát triển hệ thống canh tác dưới tác động của chính sách di dân tại vùng thủy điện lòng hồ Hòa Bình, từ đó đưa ra các giải pháp tổng hợp để phát triển các hệ thống canh tác theo hướng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - ĐỒNG THỊ THANH SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HỆ THỐNG CANH TÁC CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MƯỜNG VÙNG HỒ THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH SAU DI DÂN Chuyên ngành Lâm học Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học . PHẠM XUÂN HOÀN Hà Nội năm 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhà máy thủy điện Hoà Bình là công trình chiến lược của Việt Nam được xây dựng trên lưu vực sông Đà năm 1979 và khánh thành năm 1994 có khả năng sản xuất 8 16 tỷ Kwh điện mỗi năm đã góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới và hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những lợi ích tiềm năng và triển vọng sự ra đời của nhà máy kéo theo hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường tự nhiên kinh tế xã hội. Trong đó cộng đồng địa phương vùng lòng hồ là trung tâm trực tiếp gánh chịu mọi tác động. Khoảng người của hộ thuộc 9 huyện 2 tỉnh đã phải di dời chỗ ở do bị ngập nước có tới ha đất nông nghiệp trong đó ha ruộng nước bị ngập 32 . Để xây dựng nhà máy người dân phải từ bỏ nơi chôn rau cắt rốn làng bản nhà cửa ruộng vườn đến nơi ở mới đồng nghĩa với việc thay đổi phương thức sản xuất tập tục truyền thống đời sống tâm linh đã được hình thành phát triển và tồn tại qua nhiều thế hệ. Hoàn toàn đúng khi cho rằng người dân ở vùng lòng hồ phải làm lại cuộc đời sau khi di chuyển. Mặc dù Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi cũng như đầu tư lớn cho đồng bào vùng lòng hồ trong và sau di dân nhằm tạo điều kiện cho họ có cuộc sống ổn định thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng định canh định cư và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên sự xáo trộn đến đời sống đã gắn liền với tập quán lâu đời của người dân nên những khoản đầu tư này chưa phát huy nhiều tác dụng trong việc nâng cao điều kiện kinh tế xã hội cũng như ngăn chặn việc phá rừng làm nương rẫy. Cộng đồng người Mường vùng lòng hồ sông Đà trước di dân có cuộc sống ổn định gắn liền với tập quán canh tác lúa nước lâu đời sau tái định cư họ phải đối mặt với rất nhiều

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN