tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mĩ thuật

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là giúp học sinh lớp 4 thêm yêu thích môn học thông qua các hoạt động học tập. Giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng tư duy, rèn luyện cho các em có khả năng biểu đạt, phân tích và tăng cường kỹ năng giao tiếp. Mời các bạn cùng tham khảo! | PHÒNG GIÁO DỤC amp ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HỒNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mĩ thuật Tác giả ĐỖ THỊ HIÊN Trình độ chuyên môn CAO ĐẲNG Chức vụ GIÁO VIÊN MỸ THUẬT Nơi công tác TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HỒNG Nghĩa Hồng ngày 10 tháng 5 năm 2021 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mĩ thuật 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Mỹ thuật lớp 4. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Từ ngày 10 tháng 9 năm 2020 đến ngày 10 tháng 5 năm 2021 4. Tác giả Họ và tên Đỗ Thị Hiên Năm sinh 1987 Nơi thường trú xã Nghĩa Lạc - Nghĩa Hưng Nam Định Trình độ chuyên môn Cao đẳng Chức vụ công tác Giáo viên mỹ thuật Nơi làm việc Trường Tiểu học Nghĩa Hồng Địa chỉ liên hệ xã Nghĩa Lạc - Nghĩa Hưng Nam Định Điện thoại 0946460083 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tên đơn vị Trường Tiểu học Nghĩa Hồng Địa chỉ xã Nghĩa Hồng - Nghĩa Hưng Nam Định Điện thoại 02283872907 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SKKN Trong công tác dạy và học người thầy giáo có tâm huyết bao giờ cũng tập trung vào việc đổi mới cách dạy và học. Bởi mục tiêu của người thầy luôn chú trọng vào đối tượng người học giúp người học hiểu và nhận thức ra vấn đề cần chuyển tải một cách hiệu quả. Khổng Tử đã có câu nói rất hay Thầy dạy không biết mỏi trò học không biết chán. Đạt được như vậy có nghĩa là người thầy đã đổi mới cách dạy - trò đã đổi mới cách học. Thông thường việc dạy học Mĩ thuật trong trường tiểu học ở Việt Nam dạy theo phân phối chương trình với các phân môn độc lập như vẽ trang trí vẽ theo mẫu vẽ tranh thường thức mĩ thuật và tập nặn tạo dáng. Với môn học này học sinh chỉ cần một quyển vở tập vẽ bút chì hộp màu hoặc đất nặn. Điều này cũng giới hạn phần nào sự hứng thú và sáng tạo của học sinh. Việc phân phối các phân môn xen kẽ nhau chủ yếu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG