tailieunhanh - Khủng hoảng tài chính ở Đông Á: Mô hình khủng hoảng tài chính thế hệ thứ ba

Nội dung của bài viết trình bày về cách giải thích thứ nhất – tâm lý ỷ lại và đầu tư bong bóng; dòng vốn nước ngoài; bong bóng giá tài sản; mất cân đối vĩ mô; khủng hoảng “kép” . | CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT 02 02 2002 NGUY ỄN XUÂ N THÀNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở ĐÔNG Á MÔ HÌNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ HỆ THỨ BA Trong suốt thập niên từ 50 cho đến 70 khủng hoảng tài chính financial crisis ở các nước đang phát triển đặc biệt là ở châu Mỹ Latinh đều xoay quanh hệ thống tài chính bị áp chế thâm hụt ngân sách gia tăng và tỷ giá hối đoái cố định. Trong một hệ thống tài chính bị áp chế lãi suất được kiểm soát ở dưới mức cân bằng để giảm chi phí cho vay. Chính phủ đồng thời duy trì một mức thâm hụt ngân sách lớn thường được tài trợ bởi vay nước ngoài hoặc trong điều kiện không thể làm như vậy thì bằng thuế lạm phát hay bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao áp đặt lên các ngân hàng thương mại. Thâm hụt ngân sách cao lạm phát gia tăng nhưng tỷ giá hối đoái lại được cố định. Điều đó có nghĩa là chính phủ phải sử dụng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá hối đoái. Một cú sốc ví dụ như tỷ giá ngoại thương thay đổi theo chiều hướng xấu làm tăng thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu có thể dẫn tới một cuộc tấn công mang tính đầu cơ vào đồng nội tệ và làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối. Chính phủ lúc đó buộc phải từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định và để đồng nội tệ phá giá. Đây là diễn biến điển hình của một cuộc khủng hoảng tiền tệ currency crisis . Một khía cạnh khác của khủng hoảng tài chính là khủng hoảng ngân hàng banking crisis . Khi người dân mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng thì họ thường rút tiền một cách ồ ạt. Với lượng dự trữ hạn hẹp các ngân hàng có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên khủng hoảng theo kiểu rối loạn ngân hàng ở Anh Quốc trong thế kỷ 19 có thể được đề phòng bằng vai trò người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương. Khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn khi các ngân hàng đổ vốn cho vay vào các dự án rủi ro cao không hiệu quả. Trục trặc thường nảy sinh khi các quy định kinh doanh tài chính thận trọng không có hoặc không được thực thi và các khoản cho vay được ngầm bảo đảm. Do vậy tâm lý ỷ lại .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN