tailieunhanh - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng suất và biến dạng của tay thuỷ lực khi làm việc ở giai đoạn quá độ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm nhằm mô phỏng, xác định ứng suất và biến dạng của tay thuỷ lực khi làm việc ở giai đoạn quá độ. Kết quả nghiên cứu phục vụ cho việc hoàn thiện thiết kế cấu trúc cơ khí của tay thuỷ lực theo hướng giảm trọng lượng bản thân, nâng cao tải trọng bốc và chọn chế độ sử dụng hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐINH THỊ HỢI NGHIÊN CỨU ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG CỦA TAY THUỶ LỰC KHI LÀM VIỆC Ở GIAI ĐOẠN QUÁ ĐỘ LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Hà Nội - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐINH THỊ HỢI NGHIÊN CỨU ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG CỦA TAY THUỶ LỰC KHI LÀM VIỆC Ở GIAI ĐOẠN QUÁ ĐỘ Chuyên ngành Máy và thiết bị cơ giới hoá nông - lâm nghiệp Mã số 60 52 14 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Nguyễn Nhật Chiêu Hà Nội - 2009 1 MỞ ĐẦU Trong khai thác gỗ rừng trồng khâu bốc dỡ gỗ là khâu nặng nhọc nguy hiểm cần được cơ giới hoá. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó năm 2005 đề tài cấp nhà nước KC- 07- 26 đã thiết kế chế tạo và khảo nghiệm trong sản xuất tay thuỷ lực lắp trên máy kéo Shibaura SD 2843 để bốc dỡ gỗ rừng trồng. Trong khi thiết kế đề tài đã tính toán thiết kế các kết cấu của tay thuỷ lực theo phương pháp sức bền vật liệu kiểm tra bền ở các tiết diện nguy hiểm. Đề tài cũng đã kể đến tải trọng động trong các công thức tính bền có nhân với hệ số động theo kinh nghiệm. Qua thử nghiệm trong sản xuất kết quả cho thấy tay thuỷ lực đủ bền. Do đề tài chưa nghiên cứu sâu về động lực học mà nhân hệ số động theo kinh nghiệm khi tính toán nên các kết cấu kim loại còn nặng có thể do thừa bền dẫn đến giảm tải trọng hữu ích và cũng có thể có những chi tiết chưa đủ bền đặc biệt khi tay thuỷ lực làm việc ở giai đoạn quá độ bắt đầu nâng tải hạ tải và phanh bắt đầu quay . Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách khảo sát ứng suất và biến dạng của tay thuỷ lực làm cơ sở cho việc thiết kế tối ưu các kết cấu kim loại theo hướng giảm trọng lượng bản thân tăng tải trọng có ích của tay thuỷ lực đồng thời giúp cho việc chọn chế độ sử dụng hợp lý. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu ứng suất và biến dạng của tay thuỷ lực lắp trên máy kéo Shibaura SD 2843 khi làm việc ở giai đoạn quá độ. Thực tế cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành cơ tin hiện nay cho phép nhà nghiên

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN