tailieunhanh - Hoạt động giám sát dân cư ở Việt Nam: Phần 2

"Ebook Hoạt động giám sát của cơ quan dân cư ở Việt Nam vấn đề và giải pháp: Phần 2" được nối tiếp phần 2 với các nội dung một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam. | CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP I 171 I. Một số giải pháp kiến nghị chung đối với hoạt động giám sát của cơ quan dân cử 1. Thay đổi quan niệm nhận thức Như đã phân tích phạm vi giám sát rộng của Quốc hội HĐND các chủ thể giám sát của Quốc hội và HĐND của các công cụ giám sát trước hết xuất phát từ quan niệm về quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội và quyền lực nhà nước ở địa phương của HĐND. Mặc dù trong Hiến pháp 2013 đã thể hiện tư tưởng kiểm soát quyền lực lẫn nhau giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp hành pháp tư pháp nhưng trên thực tế vẫn còn quan niệm Quốc hội có quyền lực cao nhất bao trùm lên các quyền khác Quốc hội cần giám sát hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước. Do đó để có thể xác định đúng phạm vi giám sát cần quan niệm giám sát của Quốc hội là việc theo dõi các hoạt động của hành pháp có hiệu quả tin cậy minh bạch và trung thực không để đảm bảo rằng các khoản tiền được Quốc hội phê duyệt sẽ được sử dụng một cách hợp pháp có hiệu quả và đúng mục đích đã đề ra1. Tương tự như vậy giám sát của HĐND cũng không nên được coi là bao trùm lên tất cả các cơ quan tổ chức cá nhân ở địa phương. Sau khi tiến hành các hoạt động lập pháp ở trung ương và địa phương nhiệm vụ tiếp theo của cơ quan dân cử là xem xét liệu các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành có được thực thi đúng theo các mục tiêu của các nhà lập pháp đề ra không. 1 John K. Johnson Robert T. Nakamura Tài liệu hướng dẫn định hướng cho nghị sỹ mới được bầu sách dịch Ngân hàng thế giới và Ban Công tác đại biểu Hà Nội 2011. 172 I VĂN PHÒNG QUỐC HỘI - VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT Sự giám sát đối với hành pháp thường mang tính chất chính trị có nghĩa là tập trung vào hoạt động chính trị của Chính phủ UBND và các thành viên mặc dù đôi khi được thực hiện bằng các hình thức pháp lý. Nội dung của giám sát tập trung vào trách

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN