tailieunhanh - Tổng quan xu hướng tận dụng vỏ thanh long hiện nay

Bài tổng quan này giúp khái quát về các thành phần dinh dưỡng và lợi ích của vỏ thanh long. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học về ứng dụng của vỏ thanh long nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho trái thanh long và hạn chế lượng chất thải trong quá trình chế biến cũng được đề cập đến trong bài. Mời các bạn tham khảo! | TỔNG QUAN XU HƯỚNG TẬN DỤNG VỎ THANH LONG HIỆN NAY Dương Anh Tân Nguyễn Thị Thúy An Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD ThS. Trương Thị Phương Khanh TÓM TẮT Vỏ thanh long nguồn phụ phẩm rẻ tiền và dễ tìm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao với tiềm năng được sử dụng làm nguyên liệu thô trong ngành công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên vỏ thanh long có thời gian bảo quản ngắn và thường bị vứt đi do đó vỏ thanh long đang bị lãng phí. Bài tổng quan này giúp khái quát về các thành phần dinh dưỡng và lợi ích của vỏ thanh long. Ngoài ra các nghiên cứu khoa học về ứng dụng của vỏ thanh long nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho trái thanh long và hạn chế lượng chất thải trong quá trình chế biến cũng được đề cập đến trong bài. Bên cạnh đó do xu hướng của thực phẩm khả năng sử dụng vỏ thanh long để chế biến trích ly pectin hay trích ly màu betacyanin cũng được nêu ra trong một số các nghiên cứu cụ thể. Từ khóa Betacyanin high methôxyl pectin low methôxyl pectin pectin sấy khô thanh long. 1 GIỚI THIỆU Thanh long Hylocereus polyrhizus là một loại cây trồng nhiệt đới có thể trồng được ở các vùng như Đông Nam Á Trung và Nam Mỹ. Thanh long Hylocereus là tên của một vài chi thuộc họ xương rồng có thân dài màu xanh lục có gai ở rìa. Trái cây thanh long chứa lượng vitamin C cao và chất xơ hòa tan trong nước Ruzainah et al. 2009 . Vảy trên bề mặt của thanh long cho nó có vẻ ngoài giống như vảy rồng Hoa et al. 2006 . Năm 2019 ở Việt Nam sản lượng đạt 1 2 triệu tấn trên 50000 ha Dương Châu .2020 . Trái cây thường có màu đỏ và cùi có màu đỏ tím với nhiều hạt nhỏ mềm Nerd et al. 1999 . Vỏ thanh long chiếm 10 - 15 khối lượng của trái. Thành phần hóa học của vỏ gồm chất xơ chứa 69 g 100 g vỏ khô Jamilah et al. 2011 pectin betacyanin hợp chất chống ôxy hóa vitamin C. Vỏ chủ yếu là chất thải sau khi sử dụng phần ruột thanh long và thường bị loại bỏ có thể gây ra một vấn đề môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Như vậy ngoài việc ăn trực tiếp vỏ có thể được

TỪ KHÓA LIÊN QUAN