tailieunhanh - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam

Bài viết đánh giá thực trạng đào tạo nghề ở vùng nông thôn nhằm đưa ra những giải pháp để tăng cường hiệu quả cho hoạt động này. Bằng phương pháp thống kê và phân tích tư liệu, phác thảo thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đánh giá những thành quả và bất cập. | Đ. T. Thành và cs. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM Đinh Trung Thành Hoàng Việt Dũng Dương Văn Dân Dương Trí Dũng Nguyễn Năng Hùng Nguyễn Thị Mỹ Hương Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 26 11 2020 ngày nhận đăng 08 02 2021 Tóm tắt Đào tạo nghề giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực nông thôn ở nước ta còn chưa cao. Bài báo đánh giá thực trạng đào tạo nghề ở vùng nông thôn nhằm đưa ra những giải pháp để tăng cường hiệu quả cho hoạt động này. Bằng phương pháp thống kê và phân tích tư liệu chúng tôi phác thảo thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đánh giá những thành quả và bất cập. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất các giải pháp tăng cường đào tạo nghề cho lao động hướng tới giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam. Từ khóa Nghề đào tạo nghề lao động lao động nông thôn. 1. Đặt vấn đề Đào tạo nghề giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và liên quan đến nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một trong những chính sách xã hội cơ bản được ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua các thời kỳ nhất là trong giai đoạn 2015-2020. Qua hơn 10 năm thực hiện Đề án 1956 công tác đào tạo nghề lao động nông thôn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Các địa phương trong cả nước đã tích cực triển khai các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhận thức của các cấp chính quyền và người dân đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn. Nhiều địa phương đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và các nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác đào tạo nghề và hỗ trợ tạo điều kiện

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN