tailieunhanh - Giao lưu văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ

Trong quá trình phát triển, cả hai nền văn hoá đều đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ vào thời kỳ đầu của sơ kỳ thời đại đồ sắt ở bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam Á. Trong quá trình phát triển của mình, cả hai nền văn hoá này đã có những mối liên hệ giao lưu, trao đổi. Vì vậy, nghiên cứu và tìm hiểu sự giao lưu văn hoá của chúng vào thời sơ sử cũng là để góp phần tìm hiểu những di sản văn hoá truyền thống của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước. Mời các bạn tham khảo! | GIAO LƯU VĂN HOÁ ĐÔNG SƠN VÀ VĂN HOÁ SA HUỲNH QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC NGUYỄN VĂN TIẾN Tóm tắt Văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh là hai nền văn hoá tiêu biểu ở Việt Nam song song tồn tại và phát triển. Trong quá trình phát triển cả hai nền văn hoá đều đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ vào thời kỳ đầu của sơ kỳ thời đại đồ sắt ở bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam Á. Trong quá trình phát triển của mình cả hai nền văn hoá này đã có những mối liên hệ giao lưu trao đổi. Vì vậy nghiên cứu và tìm hiểu sự giao lưu văn hoá của chúng vào thời sơ sử cũng là để góp phần tìm hiểu những di sản văn hoá truyền thống của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước. Để nhận biết được những hoạt động và cuộc sống của con người trước khi có chữ viết các nhà khoa học trong khi nghiên cứu lịch sử loài người không còn con đường nào khác là phải dựa gần như hoàn toàn vào tư liệu khảo cổ học. Chính những tư liệu khai quật khảo cổ học của các nền văn hoá xa xưa là những sử liệu vật chất cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu đời sống xã hội của cư dân thời chưa có chữ viết. Với bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu về sự giao lưu văn hoá của hai bộ tộc ở cách xa nhau tới hàng nghìn km theo bản đồ địa lý hiện nay mà cách đây hàng nghìn năm đã có sự giao lưu văn hoá thông qua trao đổi những vật dụng tiêu dùng hàng ngày. Đó là nền văn hoá Đông Sơn ở khu vực phía bắc Việt Nam và nền văn hoá Sa Huỳnh ở khu vực ven biển miền Trung Việt Nam. 1. Đôi nét về văn hoá Đông Sơn Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn được phát hiện do ông Nguyễn Văn Nắm người làng Đông Sơn thuộc phường Đông Sơn thành phố Thanh Hoá. Trong lúc câu cá ven bờ sông Mã ông đã phát hiện một nhóm đồ đồng. Phát hiện ngẫu nhiên này có thể coi là sự khởi đầu cho việc nghiên cứu nền văn hoá Đông Sơn. Ngay sau đó nền văn hoá Đông Sơn được khai quật trong nhiều đợt bắt đầu từ năm 1925 do một học giả người Pháp là L. Pajot tiến hành. Kết quả của những cuộc khai quật này đã được học giả người Pháp gốc Nga V. Goloubew công bố trong tác phẩm quot Thời đại đồng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN