tailieunhanh - Dấu ấn của giao lưu văn hóa Đông - Tây trong trang phục áo dài Việt Nam

Nội dung bài viết tóm lược những đặc điểm cơ bản nhất cho thấy dấu ấn phương Đông và phương Tây trong thiết kế áo dài – một loại trang phục truyền thống, biểu trưng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. Từ sự nhận diện văn hóa Đông – Tây đó bài viết phần nào khái quát quá trình hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại. | Phạm Thị Phương Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 163 - 166 DẤU ẤN CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG – TÂY TRONG TRANG PHỤC ÁO DÀI VIỆT NAM Phạm Thị Phương Thái1 – Lee Mi Jung2 1 2 Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển – ĐH Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Bài viết đã tóm lược những đặc điểm cơ bản nhất cho thấy dấu ấn phương Đông và phương Tây trong thiết kế áo dài – một loại trang phục truyền thống, biểu trưng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. Từ sự nhận diện văn hóa Đông – Tây đó bài viết phần nào khái quát quá trình hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại. Từ khóa: Trang phục, áo dài, giao lưu văn hóa, Đông – Tây, truyền thống. DẪN NHẬP* Giao lưu văn hóa là quá trình diễn ra sự gặp gỡ, trao đổi tìm hiểu, đối thoại về các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu văn minh giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia. Có những nền văn hóa tự tìm đến nhau, tự giao lưu với nhau trong hòa bình tự nguyện nhưng ngược lại có những nền văn hóa lại gặp nhau từ sự cưỡng bức. Trước đây, đa phần các ý kiến cho rằng đã nói đến giao lưu thông thường là nói đến sự học hỏi, tiếp thu một cách hòa bình tự nguyện nhưng trên thực tế quá trình giao lưu văn hóa còn được hình thành từ chính vó ngựa xâm lăng. Việt Nam không thể phủ nhận dấu ấn văn hóa Trung Hoa trong nền văn hóa của mình và chắc chắn dấu ấn đó được hình thành từ quá trình gặp gỡ, trao đổi giữa hai nền văn hóa. Do vậy, dù cưỡng bức hay tự nguyện thì bản chất của giao lưu văn hóa chính là quá trình giới thiệu, quảng bá (có thể dưới dạng áp đặt) các giá trị, sản phẩm văn hóa của mình ra với các nền văn hóa khác và tiếp thu, chọn lọc (chấp nhận) các giá trị văn hóa từ bên ngoài. Quá trình giao lưu văn hóa luôn luôn được hình thành trên hai yếu cố căn cốt: yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Yếu tố nội sinh ở đây chúng tôi muốn nhắc tới những thành tố, những giá trị văn hóa đã tồn tại trong vùng lãnh thổ, đã ghi dấu trong nền văn hóa đó từ lâu .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.