tailieunhanh - Biến động về đặc tính lý hóa và sinh học trong quá trình ủ hiếu khí bùn thải nhà máy giấy Bãi Bằng

Mục tiêu của bài viết này là làm rõ cơ chế của biện pháp này, nghiên cứu đặt mục tiêu đánh giá sự biến động về đặc tính lý hóa và sinh học trong quá trình ủ hiếu khí bùn thải nhà máy giấy Bãi Bằng phối trộn với rơm rạ trong hệ thống ủ hai thùng. Những kết quả đạt được sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu tận dụng hiệu quả bùn thải nhà máy giấy nói chung và Bãi Bằng nói riêng trong sản xuất phân bón hữu cơ sinh học. | . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 BIẾN ĐỘNG VỀ ĐẶC TÍNH LÝ HÓA VÀ SINH HỌC TRONG QUÁ TRÌNH Ủ HIẾU KHÍ BÙN THẢI NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG Ngô Thị Tƣờng Châu Lê Văn Thiện Vũ Thị Ngọc Trâm Nguyễn Trần Bá Minh Nguyễn Thu Trang Trường Đại học Khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp giấy lượng bùn thải ra môi trường ở nước ta ngày càng gia tăng Cu 2015 . Lượng bùn thải này chủ yếu được xử lý bằng cách ép loại nước phơi khô đổ bỏ hay chôn lấp đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đồng thời được xem là lãng phí tài nguyên. Trong khi đó ủ hiếu khí bùn thải với hoạt động phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh vật không chỉ làm giảm thiểu đáng kể lượng bùn thải mà còn góp phần chuyển đổi bùn thải thành phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Để làm rõ cơ chế của biện pháp này nghiên cứu đặt mục tiêu đánh giá sự biến động về đặc tính lý hóa và sinh học trong quá trình ủ hiếu khí bùn thải nhà máy giấy Bãi Bằng phối trộn với rơm rạ trong hệ thống ủ hai thùng. Những kết quả đạt được sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu tận dụng hiệu quả bùn thải nhà máy giấy nói chung và Bãi Bằng nói riêng trong sản xuất phân bón hữu cơ sinh học. I. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phƣơng pháp ủ hiếu khí bùn thải Nguyên liệu của quá trình ủ hiếu khí bao gồm i bùn thải thu từ hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy Bãi Bằng Phong Châu Phú Thọ và ii rơm từ làng Hà Cầu Hà Đông Hà Nội . Rơm sau khi thu về được cắt thành các đoạn dài 2-3 cm. Việc bổ sung rơm nhằm tăng cường lưu thông không khí trong đống ủ và cung cấp nguồn cacbon C cho hoạt động của vi sinh vật. Quá trình ủ hiếu khí được tiến hành trong một hệ thống ủ hai thùng với thùng nhỏ 80-L chứa nguyên liệu được đặt trong một thùng lớn 120-L . Tỉ lệ C N ban đầu của nguyên liệu là 30 1 và độ ẩm 60 . Đống ủ được đảo trộn định kỳ 2 tuần lần để lưu giữ điều kiện hiếu khí và đồng nhất hỗn hợp trong suốt thời gian ủ. 2. Phƣơng pháp thu mẫu Thu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN